Rất nhiều khởi nghiệp kinh doanh bắt đầu từ các ngành dịch vụ: cung ứng dịch vụ nhân lực, mở nhà hàng, shop, bán hàng online, dạy ngoại ngữ, dịch vụ đào tạo, tư vấn doanh nghiệp… Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho sản xuất còn rất hạn chế. Hạn chế bởi vì có nhiều rào cản: vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực. Riêng việc thuê đất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc… đã đòi hỏi đầu tư khá lớn. Chưa kể các rào cản về thị trường. Nói đến thị trường: Thị trường trong nước sức cầu không ổn định, giá cả thấp, cạnh tranh cao, hàng giả, hàng nhái lớn… Nhiều làng nghề chuyên sản xuất hàng nhái sản phẩm công ty, từ miếng bang vệ sinh đến chai nước, gói kẹo… Đầu tư cho nông nghiệp thì phụ thuộc vào thiên tai, rủi ro thời tiết, được mùa mất giá, được giá mất mùa. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do đó, đã chọn lựa hướng xuất khẩu, ngay từ ngày đầu thành lập, tiêu biểu như các ngành thủy sản, chế biến nông sản (hạt điều, tiêu), may mặc… Lợi thế hầu như duy nhất của Việt Nam là nhân công giá rẻ, và khả năng làm việc 2 ca (12h/ca), do đó, tận dụng được công suất máy, hầu như chỉ nghỉ 01 ngày 01 tuần vào Chủ nhật. Tiếp theo là chi phí khấu hao, qua nhiều năm, máy móc đã hết khấu hao nên giá thành cạnh tranh. Hoặc nhờ tính sáng tạo của con người, nhiều loại máy móc mua về được nghiên cứu, chế cháo thêm tính năng, dùng lẫn được cho nhiều loại mặt hàng. Một số loại máy Việt Nam chế tạo có giá thành rẻ, năng suất top đầu thế giới (như máy chế biến hạt điều). Rồi ngay cả nguyên liệu: tỷ lệ pha trộn tối ưu theo sách vở của máy tính và các giáo sư là abc, qua kinh nghiệm của thợ trường trung cấp, cao đẳng nghề của Việt Nam nhiều năm, pha trộn nguyên liệu rẻ hơn, mà vẫn đạt hiệu quả tương đương. Ở các nhà máy này, thợ lành nghề thực sự là tài sản. Ban lãnh đạo cấp công ty, phòng ban, nhà máy, thậm chí cấp tổ/đội được cấp xe ô tô riêng để đi lại. Tư bản sản xuất có lợi thế vượt trội nhờ vào hệ thống tự động hóa. Tính ra với năng suất 01 máy có thể thay thế từ 5 tới hàng chục lao động, chỉ trong 1 vài năm là hết khấu hao. Mà máy thì không nghỉ ốm, không nghỉ lễ, nghỉ hội hè, đình đám. Dần dà, nhiều công ty, nhà máy đã cùng với các công ty FDI thực sự tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, có thị trường tốt ở các nước châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản… Phần khó hơn đang thuộc về các công ty trong ngành nông nghiệp do các tiêu chuẩn vệ sinh ngày càng ngặt nghèo và rào cản ra nhập thị trường trong ngành của các nước tư bản. Đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nguyên liệu, thị trường khá mở, và xu hướng phục vụ tiêu dùng xanh, bền vững đang tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu và tiếp nhận R&D, thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước. Vấn đề là, cần thích cực tham gia vào thị trường toàn cầu, hoặc chuỗi doanh nghiệp toàn cầu tại Việt Nam. FULLY SUPPORT!