Việc khó ai làm? Fsoft HCM gặp khó khăn trong việc tìm đường ra phải quay lại thị trường trong nước từ năm 2002, làm thế nào để phục hồi? Năm 2003, Đà nẵng còn đang là một miền đất hoang vu về CNTT, chưa có bất cứ một trường nào dạy tiếng Nhật, làm thế nào để thực hiện lời hứa của tập đoàn với lãnh đạo thành phố đưa XKPM vào Đà nẵng? Ai sẽ là người biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực sau khi văn phòng tại San Jose bị đóng cửa từ năm 2002? ISMS là gì vậy, không ai biêt! Nhưng vẫn phải làm, ai làm? Khách hàng Mỹ quyết xong than trời: “tao đã nghĩ chúng mày dốt, nhưng không ngờ là dốt thật”, làm thế nào để xoay xở, tồn tại và phát triển? Những câu hỏi khó đại loại như vậy liên tục được đặt ra trong quá trình phát triển! Và tôi là người may mắn: dù có thách thức đến đâu chăng nữa, khi tôi chia sẻ, cũng luôn có những đồng đội xung phong nhận nhiệm vụ: TuanPM, CanhBT, TungBH, HungP, CuongPT…. Và trong đại đa số các trường hợp, các bạn ấy đều hoàn thành xuất sắc công việc của mình. FHCM vượt 1000 nhân viên từ năm 2012, FDN đang trên đường trở thành đơn vị có sức bật nhất trong toàn tập đoàn. FUSA đăng ký 100m doanh thu cho 2016. ISMS là thương hiệu của Fsoft. FS trở thành điểm tựa cho FUSA trong ngành phần mềm nhúng. Quan điểm của tôi về việc khó khá đơn giản. Việc khó không được giao mà để cho anh em xung phong nhận. Nếu mình nói ra thấy ngượng mồm, thì nên vứt ngay việc đó đi. Nếu nói ra mãi mà vẫn không ai hiểu, thì chắc là mình chưa hiểu kỹ-> nghĩ tiếp. Nếu mọi người đều hiểu mà không ai nhận, thì anh em rõ ràng là chưa sẵn sàng, hoãn được thì nên hoãn. Còn hạ sách là mình tự làm lấy Cảm nhận tổ chức. Trong cuốn Secret of Software Success, Dough Burgum CEO of Great Plains đã kể mặc dù công ty có đến hơn 4000 nhân viên, ông vẫn duy trì email trực tiếp đến từng thành viên. Tôi đã rất muốn học theo Dough, nhưng làm thế nào để thực hiện việc đó? Từ cảm xúc của cá nhân, khi có ai đó chúc mừng sinh nhật, tôi đã yêu cầu phòng nhân sự gửi danh sách nhân viên có sinh nhật vào ngày hôm sau trước 10h tối hôm trước. Cứ như vậy, mỗi ngày cố gắng dành ra 15-20’ trước khi đi ngủ, đọc đi đọc lại những cái tên, quê quán, ngày sinh, đơn vị, viết một cái mail chúc mừng sinh nhật. Có những niềm vui bất ngờ, có những sai lầm ngớ ngẩn. Nhưng quá trình đó luôn giúp tôi cảm nhận được Fsoft như những con người bằng xương, bằng thịt chứ không chỉ là một pháp nhân với những con số khô khan. Tôi tin rằng để kiểm soát tình hình, người lãnh đạo luôn phải có những kênh khác để hiểu được công ty của mình, ngoài những báo cáo KPI và công cụ quản trị chính thức. Mai dưới đây chỉ là 1 ví dụ. “Em cũng thấy cần có trách nhiệm hơn sau khi đọc lá thư của anh. Nên em quyết định nói ra 1 việc mà theo em là khá nghiêm trọng. Có ảnh hưởng trực tiếp đến FSoft nói riêng và FPT nói chung: Em biết ở cty mình có 1 đồng chí rất hay chôm CC trên mạng rồi ship hàng về VN, mà toàn gửi về tòa nhà FPT, đã có rất nhiều “thương vụ” thành công. Nếu 1 ngày chủ thẻ phát hiện báo với Interpol để điều tra hoặc Trung tâm an ninh mạng của VN phát hiện ra thì thanh danh của FPT không tránh khỏi ảnh hưởng. Nếu sự việc được khách hàng biết thì liệu họ có yên tâm khi cộng tác với “Kẻ gian” không? Cảm ơn anh đã đọc mail.”