1. Mục tiêu Sau khi hoàn thành xong bài thực tập này, sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau: - Sử dụng được các toán tử và MESH để xây dựng cú pháp tìm kiếm tối ưu - Sử dụng được Pubmed để tìm kiếm thông tin thuốc - Đánh giá sơ bộ được tính phù hợp của các bài báo với câu hỏi thông tin thuốc dựa trên tiêu đề và bản tóm tắt (abstract) của một số bài báo 2. Cách tiến hành Sinh viên được phân vào các nhóm để tìm kiếm thông tin, mỗi nhóm 3-4 sinh viên. Các nhóm tiến hành tìm kiếm thông tin trên Pubmed theo vấn đề được giao. Giảng viên điều hành phần báo cáo kết quả và thảo luận vào cuối buổi thực tập. Yêu cầu sinh viên đọc và thực hành trước các bước thao tác theo phụ lục “Hướng dẫn sử dụng các chức năng cơ bản của Pubmed” (ở cuối bài hướng dẫn) trước khi đến lớp. 3. Nội dung thực tập Tình huống mẫu Trong trường hợp thông tin trong các nguồn tài liệu cấp 3 còn chưa rõ ràng, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trên các nguồn thông tin cấp 2…Anh chị hãy lên kế hoạch và tìm kiếm trên Pubmed để trả lời được câu hỏi thông tin thuốc. Quy trình thực tập: - Sinh viên được giao câu hỏi thông tin thuốc cụ thể - Sinh viên thảo luận để xây dựng PICO cho tình huống được giao - Sinh viên sử dụng PubMed, áp dụng chức năng MESH và các toán tử AND, OR để xây dựng cú pháp tìm kiếm hợp lí. - Sinh viên sử dụng chức năng Filter và tìm kiếm nâng cao của Pubmed để khu trú hoặc mở rộng kết quả tìm kiếm. - Sinh viên sẽ trao đổi và serminar với giáo viên hướng dẫn khi cần thiết - Mỗi sinh viên sàng lọc 3 bài báo thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) trong các kết quả tìm kiếm. - Mỗi sinh viên đọc, tóm tắt 3 bài báo gốc. 2 - Sinh viên tiến hành tổng hợp, báo cáo kết quả theo FORM 1 Tên mail và tên file: K68_TTT_Nhom 1_T12_N1_Pubmed - Thảo luận giữa các nhóm vào cuối giờ - Đánh giá: đạt/không đạt dựa vào báo cáo nhóm và tham gia thảo luận
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PUBMED 1. Giới thiệu chung về PubMed PubMed là cơ sở dữ liệu được phát triển và quản lý bởi Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (National Center for Biotechnology Information- NCNI) thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine - NLM). PubMed lưu trữ thông tin và đường dẫn đến hơn 25 triệu y văn về y sinh học từ MEDLINE, các tạp chí y dược và sách trực tuyến (cập nhật tháng 04/2016). Mỗi đường dẫn có thể bao gồm cả liên kết đến bài báo toàn văn trên PubMed Central và các trang web của nhà xuất bản. PubMed hoàn toàn miễn phí cho mọi đối tượng và có thể truy cập vào theo địa chỉ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/ 2. Một số chức năng cơ bản của PubMed 2.1. Làm quen với giao diện của PubMed Giảng viên hướng dẫn sinh viên thông qua tình huống sau: “Sinh viên phải tìm kiếm các bài báo liên quan đến Omperazole” Các bước thực hành: - Truy cập vào web www.pubmed.gov - Trong ô Search của PubMed gõ từ khóa omeprazole - Thông qua kết quả hiển thị, sinh viên tập làm quen với: + Cách hiển thị bài báo, số trang của PubMed + Các thông tin cơ bản của một bài báo được trình bày trong PubMed + Các loại filter trong Pubmed: loại hình nghiên cứu, năm xuất bản, đối tượng nghiên cứu. 2.2. Làm quen với toán tử AND, OR và chức năng tìm kiếm nâng cao (Advanced) trong PubMed Giảng viên hướng dẫn sinh viên thông qua tình huống sau: “Tìm kiếm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) liên quan đến hiệu quả của omeprazol hoặc của lanzoprazol trong điều trị hội chứng trào ngược thực quản dạ dày (GERD)” Các bước thực hành: - Truy cập vào web www.pubmed.gov - Trong ô Search của PubMed gõ từ khóa Omeprazole, ghi nhận số bài báo nhận được (n1) - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa Lanzoprazole, ghi nhận số bài báo nhận được (n2) - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa GERD , ghi nhận số bài báo nhận được (n3) - Vào phần Advanced, dùng toán tử OR kết hợp 2 lượt tìm kiếm cho các từ khóa Omeprazole và Lanzoprazole như trong hình dưới. Sau đó khi nhận số bài báo tìm được (n4)
2.3. Làm quen với công cụ tìm kiếm từ đồng nghĩa MESH (Medical Subject Headings (MeSH®)) Giảng viên hướng dẫn sinh viên thông qua tình huống sau: “Tìm kiếm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) liên quan đến hiệu quả của omeprazol hoặc của lanzoprazol trong điều trị hội chứng trào ngược thực quản dạ dày (GERD)” Các bước thực hành: - Truy cập vào web www.pubmed.gov - Trong ô chọn cơ sở dữ liệu (cạnh ô Search để gõ từ khóa), lựa chọn MESH - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa GERD, quan sát kết quả tìm kiếm - Trong phần định nghĩa của GERD, quan sát phần “entry terms”: đây là các từ đồng nghĩa với từ khóa GERD, có thể sử dụng để mở rộng kết quả tìm kiếm. - Lặp lại các bước tìm kiếm với từ khóa “omeprazole” và “lanzoprazole” để tìm các từ đồng nghĩa của các từ này.