Xã hội đang tiến tới một xã hội tri thức và nền kinh tế đang được đặt tên một cách khá hoành tráng là nền kinh tế tri thức. Ở Mỹ tỉ lệ công nhân trí thức (Knowledge worker) chiếm tỷ lệ 75%, ở Anh là 70% theo Knowledge Associate. Ở Việt Nam con số là bao nhiêu? Không có số liệu thống kê. Công nhân làm công việc tri thức là những người lao động làm việc với thông tin (information) và cấp độ cao hơn của nó, tri thức (knowledge). Người ta kiếm tiền không bằng sức mạnh cơ bắp. Tất nhiên có loại khoe cơ bắp để mà kiếm tiền bằng trí tuệ hoặc loại đeo kính xong rồi kiếm tiền bằng cơ bắp. Mình khá quan tâm đến lĩnh vực KM này và nay có dịp nghiên cứu để giảng dạy. Xét về sự tiến triển của lĩnh vực Quản tri tri thức (Knowledge Management-KM) thì nó đã tiến hóa theo các giai đoạn như sau: Thế hệ KM đầu tiên Xét về tri thức nói chung và việc quản trị tri thức nói riêng thì từ lúc con người bắt đầu tư duy và có một thể loại người chỉ chuyên suy nghĩ, loại “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” thì người ta đã suy tư việc quản lý tri thức như thế nào. Tuy nhiên Quản trị tri thức với tư cách là một chuyên ngành khoa học thì xuất phát từ những năm 80 và đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20 với sự xuất hiện của Lotus Notes Groupware và World Wide Web. The World Wide Web (WWW) thì quá nổi tiếng, nhưng Lotus Note mà sau IBM này mua lại thì các bạn trẻ ít biết hơn. Nó là một phần mềm quản lý văn bản, sau phát triển thành phần mềm cộng tác. Văn phòng chính phủ thời ông Đoàn Mạnh Giao cũng từng sử dụng phần mềm này. Nó cho con người có thể làm việc với nhau ở khắp nơi, ở phạm vị toàn cầu với các nhóm ảo (virtual groups) chỉ hoạt động trên không gian điều khiển. Những công nghệ này (www và Lotus Note), lần đầu tiên cho phép chia sẻ kiến thức hiệu quả với chi phí hợp lý trên phạm vi toàn cầu. Thế hệ KM đời đầu đã được dẫn dắt bởi công nghệ, dù còn khá sơ khai so với 30 năm sau, thế hệ KM này đã đóng góp nhiều hơn bất cứ điều gì khác cho việc thu thập, lưu trữ, mã hoá, tái sử dụng và áp dụng các phương pháp thực tiễn (best practices) . Mọi người có thể tìm kiếm tri thức trong các cơ sở dữ liệu để giải quyết một vấn đề đã được giải quyết ở nơi khác và những giải pháp được mã hoá trong tổ chức. Thế hệ KM thứ hai Tiếp sau ngay sau những năm 90/TK20 sau khi những nhà nghiên cứu nhận thức vấn đề quản trị tri thức không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật. Nó liên quan đến con người và văn hóa của tổ chức. Cách tiếp cận mang tính nhân văn hơn (humanistic). Và thay vì IT chủ đao thì bộ phận HR chiếm quyền với phát biểu “it’s far more than technology, it’s about people and the way people learn and the way people share and the way people collaborate”. Và trong thế hệ thứ hai của KM, chúng ta đã thấy sự phát triển tiếp tục trong việc hiểu các quy trình hợp tác và làm việc theo nhóm - cả trực tiếp và trên không gian ảo. Nhưng đặc biệt, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời, và sự công nhận tầm quan trọng của việc tự phát triển “cộng đồng” tự nhiên và cách thức có thể đẩy nhanh việc tạo ra tri thức và chuyển giao kiến thức. Chúng ta cũng chứng kiến những gì mà thường được gọi trong giới Quản trị tri thức cái gọi là những “Cộng đồng Lợi ích” (communities of interests), Cộng đồng Thực tiễn (Community of practice) , và thậm chí là “Cộng đồng Đam mê” (communities of Passion) và Vui vẻ (communities of fun). Thế hệ KM thứ 3 Sau khi chỉ tập trung nhấn mạnh vào công nghệ hay đơn giản cổ động cho quan điểm về con người thì giới KM thấy điều đó không đủ. Chúng ta cần làm việc với con người, sử dụng những công nghệ một cách hiệu quả và chú trọng nhiều đến tiến trình (KM Processes). Và một Hệ quản trị tri thức (KM system) đúng nghĩa, được quan tâm chính thức, với vai trò Chief Knowledge Officer (CKO) được bổ nhiệm ở một số công ty, tập đoàn (1993). Thế hệ KM thứ 4 Với thế hệ này, ‘Strategic Enterprise KM’, mới chỉ ở mức độ phôi thai. Chúng ta đa số đang ở giữa thế hệ thứ 3, một số các tập đoàn lớn tiến đến giai đoạn thứ 4 của KM. Lúc này Tri thức được quan tâm không chỉ như các tiến trình mà với vai trò tài sản chiến lược (strategic assets) của nhiều công ty. Các công ty tư vấn, big 5 consulting firms (Accenture (formerly Andersen Consulting), Deloitte Touche Consulting (Deloitte Consulting), Ernst & Young, KPMG Consulting, PriceWaterhouseCoopers) thì tài sản tri thức chiếm đến 99% giá trị thị trường (market value) của họ. Họ đã triển khai Hệ thống KM Toàn cầu (Global KM Systems) ngay trong tổ chức của mình để xử lý, lấy ví dụ trường hợp PricewaterhouseCoopers, 140.000 chuyên gia tư vấn. Thế hệ KM thứ 5 Là thế hệ mà Tri thức vượt qua giới hạn của một tổ chức tiến đến ‘Inter-Organisational KM’. Sự quản lý tri thức ở mức liên kết giữa các tổ chức, thúc đẩy sử phổ biến tri thức ở phạm vi toàn cầu . Tri thức lan tỏa ở phạm vi thế giới. Một “Tinh thần thế giới” theo Heghen phát triển thống nhất vì lợi ích của toàn nhân loại. Vụ này chắc còn xa. Thế hệ KM thứ 6 Đó là Quản trị tri thức cá nhân “‘Personal KM’. Mọi người có vẻ thắc mắc là chúng ta đều quản trị tri thức của mình. Tuy nhiên Tri thức được quàn lý ở đây một cách chiến lược với sự hỗ trợ của công nghệ là nền tảng của hoạt động sản xuất vui chơi của con người. Con người với khả năng trí tuệ siêu đẳng quan tâm chủ yếu đến năng lực tối quan trọng này. Không thể có một hệ Quản trị tri thức mà các cá nhân không quản lý tri thức một cách hiệu quả. Tri thức bắt đầu như một vấn đề cá nhân. Nay quay trở lại với tính chất cá nhân nhưng phát triển ở tầm cao mới: Quy luật tiến hóa theo kiểu trôn ốc( spiral evolution). Sau đây là Top 20 Global Most Admired Knowledge Enterprises (MAKE) do tổ chức The KNOW Network công bố năm 2016 (thứ tự ABC): • Accenture (Ireland) • Alphabet (USA) • Amazon.com (USA) • Apple (USA) • ConocoPhillips (USA) • Deloitte (Global) • Ecopetrol (Colombia) • EY (Global) • Fluor (USA) • FM Accenture (Ireland) • FMC Technologies (USA) • IBM (USA) • Infosys Limited (India) • Microsoft (USA) • PwC (Global) • Samsung Group (S. Korea) • Schlumberger (France/USA) • Siemens (Germany) • Tata Group (India) • Tesla Motors (USA) • Wipro Limited (India)