TẠI SAO LẠI M&A thay vì tự đầu tư?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Trong thời gian vừa qua làn sóng M&A mua bán doanh nghiệp ào ạt, từ doanh nghiệp nước ngoài mua DN Việt Nam, tới DN Việt Nam mua lại DN nước ngoài, tới làn sóng các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam, rồi làn sóng các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Vậy tại sao các DN lại chọn cách mua bán sáp nhập mà không tự đầu tư? Các rủi ro của quá trình mua bán và các vấn đề của Hậu M&A?

    Một số lý do mà DN muốn Mua Công ty?:

    1) Do các đông lực tài chính: mua bán sáp nhập sẽ giúp DN tăng trưởng doanh thu, cắt giảm chi phí, sử dụng tiền thặng dư để tăng giá trị cổ đông và Tiếp cận các nguồn tài chính mới
    2) Động lực hoạt động: như việc tiếp cận thị trường mới hay công nghệ mới, giảm bớt cạnh tranh bằng cách mua luôn đối thủ, và đa dạng hóa các hoạt động, sản phẩm.
    3) Ngoài ra thì M&A cũng tốn ít thời gian mà có hiệu quả nhanh hơn, trong khi việc Tự đầu tư sẽ mất nhiều thời gian và tốn thời gian, mặc dù có lợi thế hơn việc mua bán với giá cao hơn và tốn kém hơn cho các công việc trong quá trình mua bán sáp nhập là ở ít vấn đề về khác biệt văn hóa và thích ứng về sau này.

    Việc mua bán sáp nhập hay tự đầu tư sẽ tùy thuộc vào chiến lược của các công ty và của Ban quản trị các công ty. Trong thị trường mới nổi như Việt Nam, việc phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường dẫn tới việc MA phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua.

    Quy trình Mua Công ty?

    Quy trình Mua một công ty bao gồm:

    1) Định hướng thương vụ: xây dựng mục tiêu mua (mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược để xem giá trị cộng hưởng của mua công ty là gì, sản phẩm mới ? thị trường, khách hàng, hệ thống phân phối???
    Doanh nghiệp sẽ phải thiết lập một nhóm làm việc để thực hiện việc mua công ty này, bao gồm những nhân vật nội bộ công ty như bộ phận tài chính, tiếp thị, kinh doanh, hoạch định chiến lược, nhân sự … tham gia cùng với Nhóm Tư vấn độc lập như ngân hàng, tư vấn pháp lý, tư vấn thuế, kiểm toán, tài chính và tư vấn hoạt động khác.

    2) Tìm kiếm mục tiêu: Với 1 thị trường như Việt Nam, việc tìm kiếm mục tiêu dễ mà khó…
    Trước hết doanh nghiệp phải thiết lập các Tiêu chuẩn cần phù hợp với việc mua doanh nghiệp, và các tiêu chuẩn cần có thể được thiết lập từ các định hướng thương vụ nói trên: doanh nghiệp có doanh số khoảng bao nhiêu, giá trị khoảng bao nhiêu, mua bao nhiêu %, văn hóa thế nào, …
    Các tiêu chuẩn này phải có sự phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp, tập đoàn, và mang tới các giá trị cộng hướng nói trên.

    Trước mỗi mục tiêu, doanh nghiệp cần xem xét các Cảnh báo sớm như: chất lượng báo cáo tài chính/ kế toán/ rủi ro báo cáo tài chính bị thổi phòng. Trong môi trường doanh nghiệp của Việt Nam đây là vấn đề khó xác định nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, khi mà số liệu tài chính luôn là ẩn số. Ngoài ra thì vấn đề về thuế cũng luôn làm đau đầu các doanh nghiệp khi mua, bởi vì việc quyết toán thuế chỉ trên từng vụ việc mà chưa giảm thiểu hết các rủi ro về thuế, hải quan. Việc các báo cáo tài chính chưa thuyết minh đầy đủ các giao dịch cũng gây ra nhiều rủi ro về bảo hành, bảo lãnh, về các giao dịch với các bên liên quan, … đưa ra các cảnh báo trong tương lai. Ngoài ra, thông tin trên thị trường không rõ ràng, các tranh chấp không được phát hiện kịp thời cũng luôn là vấn đề cần xem xét.
    Sau khi lựa chọn mục tiêu trên những tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược, Nhóm làm việc sẽ thực hiện việc sàng lọc và chọn công ty mục tiêu và sẽ liên hệ, đồng ý và ký kết biên bản ghi nhớ.

    3) Định giá: Công việc soát xét và định giá mục tiêu có thể được thực hiện bằng bộ phận tài chính nội bộ hay sử dụng công ty kiểm toán. Việc soát xét khá là quan trọng để biết được thị trường, cơ hội, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, cơ sở vật chất và công nghệ, cơ cấu vận hành của mục tiêu, nhân sự và văn hóa, để đưa ra các vấn đề phát hiện khi soát xét về Tài chính, về Tranh chấp, các khoản nợ tiềm tàng, về vấn đề nhân sự …

    Các câu hỏi chính mà soát xét cần trả lời bao gồm:

    - Chiến lược có phù hợp?
    - Target/ mục tiêu có tạo ra giá trị gia tăng?
    - Rủi ro chính yếu của công ty mục tiêu là gì?
    - Giá trị cộng hưởng ?
    - Cac điều khoản chính mà bên bán sẽ chấp thuận?
    - Kế hoạch sáp nhập của bên bán có rõ ràng không?
    - Khả năng quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc?
    - Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng tới việc mua hay không?
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng