Chào các Anh/chị/em – sắp tới lễ Giỗ tổ Hùng Vương rồi, xin chúc mọi người có ngày lễ thật vui vẻ, Bài lần trước Khoa viết về Văn hóa chào – Văn hóa đi lại đã được mọi người đóng góp, comment cũng như like rất nhiều. Lần viết này, Khoa xin nói về một chủ đề mới và cũng có thể khá lạ với mọi người. Bài viết này chắc là sẽ phải chia thành nhiều bài khác nhau để mọi người dễ hình dung. Khoa còn nhớ đợt Event trước của anh Trần Bá Dương có nói về Nội lực – Để thành công cần có nội lực thật lớn => việc này là chính xác lắm. Tuy nhiên để có thể duy trì nội lực lớn thì việc cần thiết là chúng ta có một giấc ngủ thật sâu (ở đây là thật sâu – chứ sẽ không phải là thật lâu nhé Anh/chị/em). Không biết trong chúng ta đã từng có ai xem qua bộ phim Inception của tài tử Leonardo Dicaprio, bộ phim sẽ làm cho Anh/Chị/Em không biết đâu là thế giới thật, đâu là thế giới ảo, và bộ phim đó có truyền tải một khía cạnh khác của việc sử dụng giấc ngủ sao cho hiệu quả. *** VÀ THUẬT NGỮ ĐÓ GỌI TÊN LÀ POLYPHASIC SLEEP (PS) *** Poly = nhiều và Phase = pha, tức ám chỉ cách ngủ nhiều giấc trong ngày, với mục đích là rút gọn tối đa thời gian ngủ nhưng vẫn tỉnh táo khỏe mạnh. Hiện nay, người ta đã nghiên cứu ra nhiều kiểu ngủ PS mới, tối ưu hơn cho sức khỏe rồi. Anh/chị/em chắc ai cũng biết nhà bác học Thomas Edison (1847 – 1931) – theo các báo cáo thì một ngày Thomas Edison chỉ ngủ 3 – 4 tiếng nhưng không bao giờ ngủ một giấc liền mạch, mà tận dụng nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày. Nghĩa là, thay vì cố gắng kéo dài thời gian tỉnh táo, ông muốn tận dụng tối đa những lúc trí óc vẫn còn minh mẫn. *** KHI ANH/CHỊ/EM NGỦ ANH/CHỊ/EM SẼ NHẬN ĐƯỢC 2 THỨ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG: SWS VÀ REM *** Mà SWS là giai đoạn phục hồi vật lý cho cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, tăng cơ, ảnh hưởng lên nội tiết... REM là giai đoạn phục hồi về trí não, sắp xếp thông tin, đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn vào dài hạn, mơ mộng... Như thế này cho dễ hình dung: SWS được xem là xăng xe, còn REM được xem là vỏ bánh xe => Hết xăng thì xe không thể chạy được; nhưng nếu bị hư một bánh xe thì xe vẫn có thể đi được nhưng rất khó khăn. Một cách liên hệ, khi thiếu SWS, Anh/Chị/Em sẽ không cảm thấy gì to lớn cả, nhưng về lâu về dài, nó ảnh hưởng cực kì lớn. REM thì khác, thiếu 1 chút thôi là Anh/Chị/Em sẽ thấy buồn ngủ ngay, càng thiếu nhiều càng buồn ngủ, nhưng chỉ cần Anh/Chị/Em đủ SWS, mọi thứ vẫn ổn. Khi thiếu nhiều REM, hiệu suất làm việc của Anh/Chị/Em sẽ cực thấp. *** NGỦ BAO NHIÊU TIẾNG THÌ TỐT? *** Người bình thường cần tổng cộng khoảng 3 - 3,5 tiếng SWS + REM cho một giấc ngủ - thời gian lý tưởng nhé các Anh/chị/em, đối với con nít hoặc tuổi teen thì cần thêm chút thời gian. Tuy nhiên trong giấc ngủ còn có Light Sleep là giai đoạn lim dim chuẩn bị chìm vào giấc ngủ (phần này thì tùy theo nhiều người sẽ có light sleep nhanh hay lâu) Nói đơn giản, Anh/Chị/Em cần ít nhất 3 tiếng SWS + REM. Như vậy, những kiểu ngủ nào dưới 3 tiếng là hoàn toàn ko hợp lý. Hơn nữa, ngay cả những kiểu ngủ 3 - 3,5 tiếng cũng ko hợp lý, vì Anh/Chị/Em ko bao giờ đạt được giấc ngủ lý tưởng (hoàn toàn ko có Light Sleep). Dựa trên nguyên tắc như vậy, sẽ có 3 kiểu ngủ cơ bản như sau: Segmented (6,5 - 7 tiếng); Dual Core (5 - 6 tiếng); Everyman (4 - 5 tiếng) *** TẠI SAO PHẢI ĐI NGỦ SỚM ? *** Trẻ em phải đi ngủ lúc 9h tối? Ai đặt ra luật đó, và vì sao lại như vậy? Như đã nói ở phần trên, SWS đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục vật lí cho Anh/Chị/Em. Theo nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng SWS đạt được tốt nhất từ sau thời điểm hoàng hôn (khoảng 6h chiều) đến trước 12h đêm. Do đó, giấc ngủ tốt nhất của Anh/Chị/Em phải nằm phần lớn trong khoảng từ 6 PM - 12 AM. Đi ngủ 9h dựa trên nguyên tắc này, nó cho Anh/Chị/Em 3 tiếng nằm hoàn toàn trong khoảng 6 PM - 12 AM, và 3 tiếng đó có chất lượng SWS cực kì cao. Tóm lại, ngủ sớm nhằm tối đa hóa chất lượng cũng như tăng hiệu suất đạt được SWS cho giấc ngủ. *** MUỐN NGỦ NGON THÌ PHẢI THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ? *** Anh/Chị/Em luôn tuân theo nguyên tắc: Lên giường – Ra khỏi giường đúng giờ và ngủ đủ giấc "Đúng giờ" có nghĩa là Anh/Chị/Em cố định giờ đi ngủ, đồng thời cố định giờ dậy. Cứ tới giờ ngủ là phải đi ngủ, ko rề rà phút nào hết. Tương tự dậy đúng giờ, ko ngủ nướng dù cuối tuần hay ngày lễ. "Ngủ đủ giấc" là giấc ngủ của Anh/Chị/Em phải đủ SWS và REM. Khoảng 6 tiếng buổi tối và 20p buổi trưa là lịch tương đối đẹp với hầu hết mọi người. Ngoài ra, 5 tiếng buổi tối và 1,5 tiếng buổi trưa cũng là một sự lựa chọn tốt. *** MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NẰM NHƯNG KHÔNG NGỦ ĐƯỢC *** Anh/Chị/Em phải tập bởi vì việc ngủ được hay không thì không liên quan gi đến gen ở đây cả, và biệt danh “Cú đêm” cũng rất không dính dáng đến tình huống này. Nó hoàn toàn xuất phát từ đồng hồ sinh học của mỗi người. Vậy hãy thử theo cách này: 9h30 tối đi ngủ, mình cứ nằm đến khi nào ngủ - và khi ngủ đến đúng 5h sáng thì thức dậy (dù có buồn ngủ mấy cũng phải ráng thức dậy – không được ngủ nướng tiếp đến 8h sáng hay 9h sáng hôm sau nhé). Một hay hai ngày tự động cơ thể của Anh/Chị/Em sẽ tự điều chỉnh. Việc này đã được chứng minh rõ ràng rồi và Khoa cũng đã áp dụng bằng cách nhờ con của Khoa ở nhà. Do bé còn nhỏ nên cứ đến 5h30 là dậy. Một hai ngày đầu hoặc thậm chí tuần đầu rất khó chịu, cảm giác rất buồn ngủ không chịu được. Nhưng qua giai đoạn đó thì tự nhiên mình dậy đúng 5h30 với tâm trạng rất thoải mái. Ngoài ra hãy luôn “rải báo thức” – Khoa vẫn hay làm vậy, điện thoại luôn để 4h45, 5h, 5h15, 5h30. Dần dần mình giảm bớt từ 15p xuống còn 10p và còn 5p. Cứ thế rồi sẽ quen dần. Cũng còn 1 cách hay nữa như thế này – Khoa cũng đã áp dụng với não bộ của mình – thường 1 trận đấu C1 diễn ra lúc 1h45p giờ mùa hè hoặc 2h45p giờ mùa đông, cứ trước khi đi ngủ - mình nạp thông tin vào đầu là giờ đó phải dạy coi 1h45p nhé, 2h45p nhé. Và khi chìm vào giấc ngủ - có chuông reo lên – tự động Não bộ của Anh/Chị/Em sẽ phản xạ và giúp cho mình tỉnh táo hẳn ra. *** VẬY NGỦ ÍT NHƯNG VẪN KHỎE THÌ SAO ? *** Khoa sẽ dành thời gian để viết tiếp về chủ đề này bằng 3 kiểu ngủ phía trên Sau đó, các Anh/Chị/Em có thể tự tùy chọn cách ngủ sao cho phù hợp với mình, và sẽ luôn đảm bảo ngủ ít nhưng nội lực và tần sất hoạt động vẫn rất mạnh Nhiều lúc trước đây khi làm việc Khoa đều mong muốn 1 ngày dài hơn 24h nhưng với cách ngủ này thì các Anh/Chị/Em có thể tự tin để không cần xin hơn 24h mà vẫn luôn hoàn thành tốt các công việc. Bài viết đã được chọn lọc thông tin và chắt lọc thông tin Tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet với cụm từ Polyphasic Sleep -------------------- Trần Việt Khoa Giám Đốc Điều Hành Khám Phá Bản Thân – Sinh trắc học dấu vân tay Định hướng tiềm năng