Quản trị nhân sự - CEO2

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Anam, 10/4/17.

  1. Anam

    Anam Thành viên

    Thế nào là môi trường làm việc tốt? Cái này các bạn tự trả lời nhé. 6. Cách phân loại nhân viên: nhân viên suy cho cùng có 4 loại, tùy vào từng loại mà người CEO có cách tiếp cận và làm việc khác nhau, cụ thể 4 loại sau: Với 4 nhóm như vậy, bạn là người lãnh đạo công ty bạn cần phải biết nhân sự của bạn đang ở nhóm nào, để bạn có thể sử dụng các giải pháp tiếp cận phù hợp. Ví dụ với người có năng lực thấp, chí hướng cũng thấp nếu bạn sa thải họ ngay thì cũng là một cách nhưng bạn cũng nên nhìn nhận lại, có thể vị trí công việc bạn bố trí chưa hợp lý, chưa khai thác hết khả năng của họ và khi làm việc không thích họ nhàm chán dẫn đến kết quả chưa tốt. Giống như bạn bắt cá mà leo cây vậy. Do đó, để cải thiện bạn có thể chuyển người này sang nhóm công việc mà họ yêu thích hơn và phù hợp với họ hơn. Tương tự vậy cho các nhóm còn lại. 7. Đào tạo: đây là phần cực kỳ quan trọng, để tổ chức bạn có thể có thêm góc nhìn chính xác hơn về đào tạo, theo bạn có bao nhiêu loại hình đào tạo mà doanh nghiệp nên tổ chức? - Đào tạo hội nhập - Đào tạo chuyên môn và kỹ năng - Đào tạo công việc - Đào tạo quy trình/ quy chế - Đào tạo người kế thừa - Đào tạo chiến lược - Tái đào tạo. Đó là các loại hình đào tạo mà một doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện cho đội ngũ của mình. Bên trên có Đào tạo hội nhập; đào tạo công việc; đào tạo quy trình; đào tạo người kế thừa và tái đào tạo là doanh nghiệp bạn có thể thực hiện nội Thấp Cao Cao Thấp Năng lực Chí Hướng Làm công tác tư tưởng Giao trọng trách Luân chuyển Đào tạo Quản trị nhân sự - CEO2 8/4/2017 bộ, không thể thuê bên ngoài. Riêng đào tạo chuyên môn, kỹ năng có thể thuê ngoài như trường trung cấp nghề; đào tạo chiến lược có thể thuê ngoài là các trường chuyên về đào tạo chiến lược. 8. Cơ chế cạnh tranh Xây dựng cơ chế cạnh tranh trong nội bộ công ty, để doanh nghiệp bạn lúc nào cũng có sự cạnh tranh đổi mới và phát triển. Có hai cơ chế cạnh tranh theo hai tỷ lệ mà Kido đang sử dụng đó là - Tỷ lệ 2 – 6 – 2: có nghĩa là trong 10 người thì có 6 người có hiệu suất làm việc bình thường; 2 người làm việc quá tệ; 2 người là việc xuất sắc. Tăng lương cho 2/10 người này; nguồn lương sẽ rút từ 2 người làm việc tệ chuyển qua. Phần còn lại 6/10 người là người làm việc bình thường sẽ giữ nguyên. Vậy nên 02 người được tăng lương sẽ cố gắng làm việc để di trì mức lương cao của mình; 6 người còn lại cũng cạnh tranh để cố gắng lên tóp 2 người kia, hoặc cố gắng để không bị lọt vào nhóm 2 người giảm lương, còn hai người ở tóp dưới phải cạnh tranh để lên nhóm 6 người chứ nếu không thu nhập giảm và các chế độ khác cũng sẽ giảm. Một cơ chế cạnh tranh đặt ra để môi nhân sự đều làm việc, đều hoạt động tích cực, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. - Tỷ lệ 3 -4 -3: tương tự như 2 – 6 – 2 áp dụng khu doanh nghiệp bạn có quá nhiều người xuất sắc. 9. Chu kỳ làm việc: Trong chu kỳ này, chia ra nhiều giai đoạn độ tuổi từ; - 20 đến 30 tuổi: chưa xác định nghành nghề, hay nhảy việc - 30 đến 40 tuổi: Ổn định + nhảy việc - 40 đến 50 tuổi: ổn định - 50 đến 60 tuổi: ổn định, về hưu (kế thừa) Đối với công ty bạn cần phải nắm được các đối tượng tuyển dụng, làm việc tại công ty của mình. Nếu ở tuổi 20 các bạn ấy còn trẻ liên tục thử đúng sai, để xác định đam mê của mình. Thì bạn cũng nên hiểu rằng các bạn ấy nhảy việc là đều tất nhiên. Từng độ tuổi, sẽ có nhau cầu, sẽ có suy nghĩ và hành động khác nhau. Khi lớn hơn, họ có gia đình, lớn tuổi như ở tuổi hơn 30 thì họ đôi khi cũng nhảy việc, nhưng cái nhảy của họ đưa họ đến vị trí cao hơn, lương tốt hơn. Trong phần recap mình đã bỏ qua: phát triển nghề nghiệp; các công cụ quản lý; quan hệ lao động; Người thừa kế,…hi vọng có cái nhìn cho các bạn không đi học. Qua buổi học sáng nói về quản trị nhân sự, bản thân mình nhìn nhận một điều có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp gặp phải, như bán hàng, quảng cáo, tài chính kế toán, sản xuất,…tuy nhiên chúng ta hay tắc ở chỗ là chúng ta nghĩ là do sản Quản trị nhân sự - CEO2 8/4/2017 phẩm, do chiến lược, do cái gì đó chứ không phải do con người. Hôm nay, được thầy Thành khai sáng điểm đấy, hầu hết các khó khăn của khởi nghiệp là từ góc rễ của nó mà ra, đó là con người. Do vậy, quản trị nhân sự là một điều tất yếu mà người khởi nghiệp cần phải học, cần phải biết và vận dụng. Để cùng những nguồn lực đó trong tay người khác thì họ là người bình thường nhưng trong tay chúng ta họ là những key person, giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta muốn. Thầy đã dạy chúng ta cần học những điều tiểu tiết, nhỏ thôi nhưng nó quyết định đến tất cả quy trình nhân sự của cty chúng ta. Bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt để chúng ta nhìn hồ sơ ứng viên chúng ta có thể chọn ra những ứng viên phù hợp. Công việc tuyển dụng của mình cũng vậy, chọn nhân sự bán hàng mình đã để ý đến gia đình làm công việc gì, chiều cao cân nặng, ở trọ hay ở nhà riêng, tự nấu ăn hay ăn cơm ngoài và nhiều chi tiết khác trên thông tin ứng viên. Tại sao lại để ý những điều đó, vì tất các thông tin của ứng viên sẽ ánh xạ giúp người tuyển dụng biết ứng viên có phù hợp với công ty của mình hay không, đúng với vị trí mình tuyển dụng hay không. (Ví dụ, ứng viên gia đình trồng trọt hay nông dân ít ra sẽ chịu khó hơn gia đình công chức; chiều cao và cân nặng không tỷ lệ thì người quá béo hoặc quá gầy (cao 150cm, nặng 60kg chẳng hạn) không phù hợp với công việc bán hàng; Người nấu cơm ăn tại nhà sẽ siêng năng người mà ăn cơm ngoài; người chịu khó học tiếng anh có TOEIC hay IELTS thì sẽ cố gắng hơn những người không có…) Khi nào rãnh sẽ chia sẻ tiếp với mọi người về chủ đề Leadership vì khi tuyển được rồi, thì bạn phải dùng sao cho thật tốt. Điều đó chính là leadership.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng