1. Sếp trẻ, tất nhiên là trẻ, trẻ thì thường thiếu kinh nghiệm. Trẻ thì thiếu hiểu biết nhiều về chuyên môn. Sếp trẻ cái gì cũng biết, nhưng chung qui lại thì chẳng biết một thứ gì. Ông sếp trẻ mà thuê quản lý chức năng vào, ông lấy gì quản lý họ. Vì ông không chuyên sâu về lãnh vực nào cả. Quản lý chức năng có cơ sở lý luận, kinh nghiệm và điều hành bộ phận chuyên môn xuất sắc hơn; ông sếp trẻ lấy gì làm cho họ phục bây giờ. Mà năng lực lõi lại là một trong những thành tố tạo nên leadership. 2. Sếp trẻ thường ứng xử chưa khéo léo, ít biết lắng nghe. Trong giao tiếp, người đối diện chưa kết thúc câu, nhưng sếp trẻ đã sẵn sàng tinh thần phản hồi lại. Làm việc với sếp quá trẻ sẽ ít khi lọt vào mắt xanh của các cô gái già, họ ít được sự lựa chọn của các cô gái đầy trải nghiệm và khéo léo này, vì họ hay bị rơi vào tình huống dở khóc dở cười lắm. A big gap. 3. Rào cản giao tiếp và thảo luận: Sếp trẻ không hiểu tại sao phải làm theo cách của ông chuyên môn. Lúc này sếp trẻ chỉ biết tin vào … niềm tin. Và sếp trẻ dĩ nhiên cũng không đóng góp ý kiến nào cho quản lý để cùng làm cả. Nếu gặp quản lý giỏi và có tâm thực sự, sếp trẻ thật may mắn. Còn nếu gặp người nịnh bợ và có dã tâm, sếp trẻ nhà ta hẳn trả mất khoảng 6 tháng lương trước khi nhận ra … người bên cạnh có thật sự có năng lực hay không. 4. Sếp trẻ cái tôi thường lớn và hay áp đặt. Những gái già, những tay săn thứ thiệt sẽ không thể nào đồng ý về làm ngay cả khi mà đối diện với nhau qua cuộc nói chuyện cà phê, sếp trẻ còn không kiểm soát được hành vi và có thái độ nhã nhặn với họ. 5. Sếp trẻ không biết giá trị thực sự của chất xám. Bình thường người ta trả cho quản lý giỏi 200 USD 1 giờ để chỉ có cơ hội vắt hết chất xám của họ để hỏi, hỏi rã rời, hỏi vắt kiệt, hỏi những câu hỏi rất critical để tận dụng từng giây tư vấn thực tế. Nhưng sếp trẻ thì không nhận ra đâu thực sự là giá trị. Bình thường 1 bản strategy mất khoảng độ 4 con số 0 (0000) USD tiền dịch vụ để làm. Nhưng sếp trẻ nhận được bản tư vấn không có một chút cảm xúc, vì không đủ chuyên môn để đánh giá. Đúng là dao mổ bò đem đi mổ gà mà. Kho tàng trước mặt, nhưng đối với sếp trẻ chỉ là một mớ giấy lộn chùi miệng sau khi ăn. 6. Sếp trẻ ngại không ngồi nâng cao năng lực với nhân sự của mình. Ờ, phải rồi. Tại sao đường đường là một chủ doanh nghiệp, kĩ năng … đầy mình. Giờ đây phải đi học cùng chúng nhân viên chứ nhỉ. Tư duy này là đáng ngại nhất của sếp trẻ. Họ còn phải học rất nhiều, họ không chỉ học về chuyên môn, họ còn phải hoàn thiện rất nhiều thứ về nhân, sinh, quan, giao tiếp, cách hạ cái tôi của bản thân để cùng nhau hoàn thiện mục tiêu cuối cùng. 7. Trẻ thường thiếu tính cam kết. Mà tổ chức thiếu tính cam kết, thiếu tính quyết liệt, thiếu sự điều chỉnh ngay lập tức, dần dần mất lửa và những gì hoạch định trên giấy cũng chỉ trở thành võ miệng của các bạn … sếp trẻ. 8. Làm việc thiếu kế hoạch, hoặc làm kế hoạch nhưng thiếu kinh nghiệm nên đầu voi thiếu đuôi chuột. Làm xong cái website thì mới thấy thiếu nội dung và định hướng marketing. Gọi tên chụp hình tới chợt nhớ ra chưa có concepts ảnh sản phẩm và chưa có đồng phục. Luôn làm việc nhiều nhưng chưa rõ việc nào tạo ra giá trị và việc nào không tạo ra giá trị. Báo cáo, kế hoạch là công cụ, cần tinh giản và nhanh chóng nhất, tránh cầu kỳ. Tư vấn khách hàng, làm việc với nhà cung cấp, hay mở rộng điểm bán là những việc tạo ra giá trị, cần đầu tư nhiều thời gian. Nếu không hiểu rõ các bạn sẽ luôn cảm thấy mình làm rất nhiều mà chẳng có kết quả gì cả. 9. Do thiếu kế hoạch, thiếu tính qui chuẩn, nên việc tuyển dụng nhân sự khó khăn hơn rất nhiều. Đơn giản, tuyển dụng một bạn nhân sự mới. Các bạn sếp trẻ suy nghĩ quá đơn giản, thậm chí đôi khi quan sát, tôi thấy bạn còn không có nổi một ly nước lọc mời khách nữa. Tôi chưa nói đến những vấn đề lớn hơn. Đáng lý ra, bạn phải suy nghĩ luôn kịch bản từ khi họ sếp xe vào bãi cho tới khi họ rời khỏi công ty. Qui trình phải làm là như thế nào. 10. Người kinh nghiệm nghĩ gì khi quyết định làm việc với sếp trẻ Nghỉ việc thì nhiều lý do lắm, cũng không hẳn là không có chuyên môn, không giỏi; chỉ đơn giản là vì không hợp với chủ DN trẻ. Người có kinh nghiệm hoặc là thích ổn định, làm lâu dài. Hai là cần tìm người đủ dày dạn về kinh nghiệm, lối sống, cách đối nhân xử thế, chuyên môn để cải thiện con đường sự nghiệp của mình. Đối với họ, tiền không phải vấn đề quá lớn. Startups các sếp trẻ không tuyển được người giỏi. Dễ hiểu thôi, trước hết các bạn phải tự nâng khả năng của mình lên đã. Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong cách giao tiếp với người khác, sẽ khiến nhân sinh quan bạn bị hẹp, hẹp thì bạn rủi ro nhiều hơn là may mắn đấy. Quay đi quẩn lại, lại là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé. Đừng trách cuộc đời cho đến khi bị lừa, hãy trách mình nội lực chưa đủ mạnh. Và hãy luôn trau dồi liên tục để sếp trẻ có thể mời gái “già” về làm cùng, bạn nhé. Ps: Tôi thích gái “già”. Phung Le Lam Hai Brand Strategy Director at Bratus.