Những công việc cần quan tâm thực hiện sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Với các cải cách thủ tục hành chính hiện nay, việc đăng ký thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.

    Tuy nhiên, có một thực tế là sau khi đăng ký thành lập, nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, cho rằng như vậy là đã đủ để hoạt động, họ ngay lập tức dồn hết tâm trí vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục “nho nhỏ” đi kèm.

    Vì vậy, bài viết này tóm tắt sơ lược một số công việc cần lưu ý sau khi đăng ký thành lập (đối với các doanh nghiệp thông thường) để các nhà khởi nghiệp dễ nắm bắt, thực hiện hoặc theo dõi nhằm tránh trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phạt vi phạm hành chính hoặc phát sinh các rủi ro pháp lý liên quan cho doanh nghiệp của mình.

    1. Kiểm tra nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vừa được cấp, nếu có thông tin chưa chính xác thì gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh hiệu đính lại cho phù hợp;
    2. Đăng bố cáo thành lập;
    3. Làm con dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu;
    4. Mở tài khoản doanh nghiệp và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
    5. Treo bảng hiệu tại trụ sở đã đăng ký;
    6. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan đăng ký kinh doanh;
    7. Liên hệ với cơ quan quản lý thuế để hoàn tất các thủ tục: lập hồ sơ khai thuế ban đầu; kê khai và nộp thuế môn bài; đăng ký chữ ký số và kê khai thuế qua mạng điện tử; đăng ký phương pháp tính thuế; đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
    8. Đăng ký sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn VAT;
    9. Góp đủ vốn đăng ký và báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
    10. Lập và lưu trữ sổ sách kế toán;
    11. Lập và lưu trữ các tài liệu bắt buộc theo quy định của luật doanh nghiệp (điều lệ, sổ đăng ký cổ đông, sổ đăng ký thành viên, các biên bản họp và quyết định…);
    12. Kê khai thuế hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm;
    13. Đăng ký, kê khai lao động; đăng ký thang lương, bản lương; đăng ký, tham gia đóng BHYT, BHXH, BHTN với cơ quan quản lý lao động;
    14. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện)./.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng