Nhân đọc bài về vụ kiện thắng của TH mà viết ra bài này.

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 31/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Tôn Tử viết:

    Cố thượng binh phạt mưu
    Kỳ thứ phạt giao
    Kỳ thứ phạt binh
    Kỳ hạ công thành
    Công thành chi pháp, vạn bất đắc dĩ

    Dịch là:

    Xuất quân đánh giặc đầu tiên phải dùng Mưu Kế
    Dùng kế không được, mới đánh bằng Ngoại Giao
    Ngoại giao không xong, mới đánh vào Lực lượng binh chủng địch
    Cuối cùng, hạ sách không còn đường nào khác thì tấn công vào thành trì của địch.
    Nhớ là, công vào thành trì, là bất đắc dĩ lắm mới phải làm.

    Như thế, Tôn Tử luôn luôn đề cao việc khi dùng binh, thượng sách là dùng mưu kế mà đạt mục tiêu, có khi có thể đạt được mà chả tốn lấy một người lính. Bởi vì việc công thành là việc khó khăn, tổn hại tiền tài vật chất nhân lực. Khi mà kể cả thắng cũng là sự tổn thất to lớn.

    Thế mà mấy con giời quản lý của THP (vụ con ruồi) và TH (vụ Mazda) lại cứ tìm cách công thành, cứ muốn trực diện tấn công để đạt mục tiêu. Kiện thì thắng mà thiệt hại nặng. Được vạ thì má sưng. Đúng là chết vì ngu là cái chết rất là âm u. He he.

    Ứng dụng lời của tổ sư gia Tôn Tử, khi gặp việc phải đối địch, nhớ phải suy nghĩ phương pháp dùng kế, rồi dùng ngoại giao, rồi phá binh chủng, cuối cùng không còn cách nào khác mới trực diện đối đầu.

    Dùng mưu thì hiểu rồi. Dùng ngoại giao là sao? Cấm vận của Mỹ với các nước đi ngược lại đường lối của Mỹ chính là đánh bằng ngoại giao đấy. Thế còn đánh vào binh chủng? Đó là đánh vào nguồn lực, gây suy yếu binh chủng của chúng để chúng yếu đi từ trong nội bộ, rồi khi ấy không đánh mà tan. Tư Mã Ý đã sử dụng chiêu này vài lần mới khiến Gia Cát Lượng bảy lần ra Kỳ Sơn mà cứ bị gọi về hoài, đánh mãi không xong.

    Vài ví dụ áp dụng ngày nay trong kinh doanh như sau

    Ví dụ 1: Đánh bằng ngoại giao: Gọi người thân.

    Vì sao giới làm ăn kinh doanh lại không từ cơ hội nào để gần gũi với quan lại, cán bộ cao cấp? Xin thưa, đó là vì họ chuẩn bị sẵn sàng cho việc khi cần thì dùng phương án ngoại giao để đạt mục tiêu trong kinh doanh vậy. Chẳng hạn như, cứ thẳng thừng đi lấy giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng xem sẽ mất bao nhiêu xu và bao nhiêu lâu? Nhưng nếu có quan hệ với anh X, chị Y, chú A, dì B.... xem. Các chú bác thím dì của ta sẽ chỉ đường cho ta đi nhanh hơn theo con đường ngoại giao để đạt mục tiêu.

    Lại quay lại cái đã từng nói đến trong các bài trước đó là tương quan giữa tiềm năng và thực lợi. Các chú bác dì thím đó có rất nhiều tiềm năng, nhưng nếu không có đám doanh nhân chúng ta có rất nhiều thực lợi để đánh đổi với tiềm năng đó thì chả phải hai bên cùng đói sao?

    Ví dụ 2: Đánh vào binh chủng: Săn đầu người

    Gặp một thằng đối thủ mà thấy nó đi từng bước đều chuẩn xác. Mọi kế hoạch của ta thực hiện luôn sau nó một bước. Khả năng là nó có thằng lãnh đạo quản lý ngon. Vậy thì thay vì đối đầu trực diện với nó, căng thẳng vất vả tốn lực vô cùng, ta cho người sang mua béng thằng quản lý ấy về vào đội hình của ta. Vậy thì địch sẽ như rắn mất đầu, còn ta như hổ thêm cánh. Chi tiết làm thế nào để mua chuộc được thì không bàn ở đây. Đi thuê mấy con hàng pro chuyên săn đầu người. Chúng đủ mẹo mực để chèo kéo đấy.

    Kết luận: nhớ và nhớ kĩ, trước khi công thành như THP và TH hãy suy nghĩ thấu đáo xem có thể đánh bằng mưu kế, ngoại giao, phá hoại binh chủng không đã nhé.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng