Người bận rộn - Ngủ như thế nào là đúng cách?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    1. Ai cũng phải ngủ?
    2. Giấc ngủ quan trọng hay RẤT quan trọng?
    3. Tại sao trẻ em thường ngủ mớ?
    4. Tại sao có lúc thức dậy mình lại nhớ mình mơ gì - lúc lại không?
    5. Có phải đêm nào con người cũng nằm mơ?
    6. Tại sao càng gần sáng mơ càng nhiều?
    7. Tại sao nhiều lúc ngủ có 2 tiếng cũng mơ?
    8. Ngủ mà không mơ là ngủ ngon?
    9. Tại sao đặt đồng hồ báo thức cứ 5ph reo 1 lần mà mãi không thể dậy nổi?
    10. Tại sao 3h chiều lại là thời gian tệ nhất để sắp xếp 1 cuộc họp?

    Để trả lời được tất cả những câu hỏi trên (câu trả lời ở phần cuối), bạn cần biết rõ về giấc ngủ của mình – hay chính xác cách não hoạt động khi bạn ngủ. Bài viết này dựa trên những gì mình đọc được từ sách “The Brain Rules” và tham khảo thêm 1 số nguồn viết về khoa học giấc ngủ. Bản thân mình đã từng gặp khó khăn trong việc cân bằng việc ngủ và cảm thấy phương pháp này rất khoa học và áp dụng được ngay.

    => Thông tin thứ 1: CHU KÌ CỦA 1 GIẤC NGỦ BAO GỒM 5 GIAI ĐOẠN – 1,2,3,4 và REM!

    Nếu trải qua cả 5 giai đoạn này, bạn được cho là có 1 giấc ngủ ngon và thời gian trung bình của 1 chu kì là 2 tiếng.

    Nói rõ hơn 1 chút về 5 giai đoạn:

    - Giai đoạn 1 và 2 gọi là LIGHT SLEEP - lúc bạn vừa chợp mắt kéo dài trong khoảng 30 phút đầu tiên của 1 chu kì. Đây là lúc bạn không hề “NGỦ” mà chỉ là “NGHỈ NGƠI”.

    - Giai đoạn 3 và 4 gọi là DEEP SLEEP – lúc bạn ngủ sâu và kéo dài khoảng 30 đến 60 phút của 1 chu kì. Đây là thời điểm bạn hoàn toàn chìm vào giấc ngủ đúng nghĩa – nhịp tim của bạn sẽ giảm và các hoạt động của não chậm lại.

    - Giai đoạn cuối cùng là REM SLEEP (rapid eye movement) – cũng là một trạng thái ngủ sâu khác, kéo dài trong 30 phút của của 1 chu kì. Đặc điểm của giai đoạn này là não bạn hoạt động khá tích cực để xử lí những kí ức ngắn hạn – vứt bỏ hoặc lưu lại để tạo thành những kí ức dài hạn. Đây cũng chính là lúc bạn MƠ! Ngoài ra, khi đang ở REM SLEEP, mí mắt giật liên tục, cơ thể không di chuyển, các cơ bắp bị tê liệt nhằm ngăn chúng ta khỏi việc thực hiện theo những giấc mơ. Mộng du có lẽ là việc cơ thể bị rối loạn việc tiết ra các chất làm tê liệt cơ bắp – khiến con người có thể cử động để làm theo những giấc mơ của mình.

    => Thông tin thứ 2: MỘT GIẤC NGỦ ĐÊM THƯỜNG BAO GỒM 4 CHU KÌ (8 tiếng) – HÃY BIẾT CÁCH CÂN BẰNG THỜI GIAN NGỦ

    Qua một đêm, chúng ta thường sẽ trải qua 4 chu kì của giấc ngủ nếu không có các tác động nhân tạo vô tình đánh thức con người bật dậy. Vào chu kì cuối cùng của giấc ngủ, tức là lúc gần sáng, việc bạn thức dậy trong trạng thái và thời điểm nào là vô cùng quan trọng.

    > Nếu nằm ngủ nơi có ánh sáng tự nhiên, không cần đồng hồ báo thức, bạn vẫn có thể dậy đúng lúc nếu bạn đi ngủ đúng giờ. Ví dụ đêm hôm trước bạn đi ngủ lúc 11h thì 8 tiếng sau đó, bạn sẽ mở mắt lúc 7h sáng mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ đồng hồ hay tổng đài điện thoại.

    > Nếu muốn dậy sớm hơn mỗi ngày, cách duy nhất và bền vững nhất là hãy đi ngủ sớm. Đồng hồ báo thức chỉ nên đặt khi bạn gặp sự cố không thể đi ngủ sớm đêm trước đó – và cách đặt đồng hồ là bạn phải đảm bảo THỜI GIAN NGỦ CỦA BẠN TỪ LÚC NHẮM MẮT (light sleep) ĐẾN LÚC ĐỒNG HỒ REO LÀ 1 bội số của 2 – nghĩa là bạn phải ngủ được 2, 4, 6 tiếng. Ví dụ bạn đi ngủ lúc 12h và phải ra khỏi nhà vào 6h sáng hôm sau – bạn nên đặt đồng hồ 4h hay 5h?! Câu trả lời là 4h nhé!

    > Nếu bạn thức dậy lúc đang ở trạng thái 3 và 4 (DEEP SLEEP), bạn sẽ không hề nhớ mình mơ gì (vì chưa đạt tới REM ở chu kì cuối). Ngoài ra cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi – việc bạn ngủ quên (để thực hiện nốt REM SLEEP) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tưởng tượng ví dụ trên nếu bạn đặt đồng hồ lúc 5h – khả năng cao là bạn đang DEEP SLEEP – lúc đấy khi nge báo thức bạn sẽ dậy, tắt báo thức, và ngủ tiếp! Nếu có đặt thêm 4 cái nữa cách nhau 5ph, điều bạn làm sẽ là tiếp tục tắt nốt mấy cái kia, cho đến lúc bạn thật sự tỉnh (sau đó khoảng 30ph).

    > Nếu bạn thức dậy ở REM SLEEP, bạn sẽ nhớ như in mình vừa mơ gì (vì bạn đang mơ mà) – thức dậy ở REM sleep không phải là điều quá tệ, nhưng cũng hề tốt cho trí nhớ của bạn tí nào. Kiêu như màn hình desktop chưa được dọn dẹp và cất vào từng folder cụ thể vậy đó.

    Phần trả lời câu hỏi:

    1. Ai cũng phải ngủ? Đúng
    2. Giấc ngủ quan trọng hay RẤT quan trọng? RẤT quan trọng, nếu không ngủ, bạn không thể học được vì cơ bản, bạn sẽ chẳng nhớ những gì đã được dạy
    3. Tại sao trẻ em thường ngủ mớ? Vì REM SLEEP ở trẻ em chiếm đến 50% thời gian của 1 chu kì (so với 20% của người lớn).
    4. Tại sao có lúc thức dậy mình lại nhớ mình mơ gì - lúc lại không? Tùy vào lúc bạn bị đánh thức. Nếu thức lúc đang REM, bạn sẽ nhớ bạn mơ gì. Nếu đang DEEP SLEEP, bạn sẽ không nhớ vì cơ bản, bạn chưa đạt tới trạng thái mơ.
    5. Có phải đêm nào con người cũng nằm mơ? Đúng là như vậy. REM là giai đoạn cuối của 1 chu kì ngủ.
    6. Tại sao càng gần sáng mơ càng nhiều? Vì khác với 30ph REM trung bình của các chu kì đầu, REM ở chu kì cuối xảy ra trong 50ph.
    7. Tại sao nhiều lúc ngủ có 2 tiếng cũng mơ? Vì cơ bản bạn đã ngủ được 1 chu kì.
    8. Ngủ mà không mơ là ngủ ngon? Ngủ mà không mơ nghĩa là ngủ không ngon.
    9. Tại sao đặt đồng hồ báo thức cứ 5ph reo 1 lần mà mãi không thể dậy nổi? Có thể bạn đã đặt đồng hồ báo thức sai thời gian rồi. Cơ thể lúc này đáng lẽ ra DEEP SLEEP mà bạn gọi dậy thì khác nào đang đói mà bắt đi chạy bộ vậy đó.
    10. Tại sao buổi chiều buồn ngủ kinh dị? 3h chiều - đó là thời điểm cơ thể bạn buồn ngủ nhất vào ban ngày - đó chính xác là 12 tiếng sau khi bạn có 1 trạng thái ngủ sâu. Cách tốt nhất là nên ngủ khoảng 30ph vào buổi trưa nhé. Hoặc ít nhất là đừng có làm việc gì quan trọng lúc 3h chiều.

    HÃY LÀ NGƯỜI NGỦ KHOA HỌC ĐỂ TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG MỖI NGÀY NHÉ!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng