Một vài suy nghĩ về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 11/4/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống. Ngày nay người ta không thể thiếu được công nghệ, một chiếc điện thoại di động thông minh điển hình của thế giới công nghệ số. Nghe nói thanh niên bây giờ có thể nhịn sex chứ không thể nhịn điện thoại. Hội chứng Nomophobia (sợ xa rời điện thoại) là hội chứng khá phổ biến của nhân loại hiện giờ. Ăn, chơi, làm việc lúc nào cũng phải có điện thoại.

    Bây giờ có thể giao tiếp với người ở xa hàng ngàn cây số mà trước đây thật khó có thể tưởng tượng được. Trước phải đến nơi đó, tiến bộ hơn có thể gửi thư, tiếp đến là có thể dùng điện thoai. Rồi các phương tiện VoIP thay thế khác như Skype, Viber, Line, Zalo với chi phí rẽ hơn có thể thực hiện một cuộc trò chuyện từ xa, thậm chí còn có thể thấy nhau bằng công nghệ Video Call. Sắp tới có thể công nghệ Hologram và tận dung công nghệ 5G còn cho ra hình ảnh 3 chiều của người đối thoại ở xa.

    Người ta dùng các chương trình tiện ích lên lịch họp, gửi thư mời họp qua email, quản lý dự án bằng Basecamp, quản lý quan hệ khách hàng bằng Zoho, Microsoft Dymamics CRM, Salesforce, SugarCRM...

    Người ta có thể dùng các công cụ theo dõi sức khỏe, các thiết bị đeo (wearables) như Jabone Fitbit, Vivo,… để theo dõi số bước chân mà mình thực hiện trong ngày, có thiết bị đo nhịp tim, đo huyết áp, đường huyết và gửi kết quả đến đám mây để bác sĩ có thể chẩn đoán từ xa.

    Người ta có thể di chuyển bằng những chiếc xe tự lái mà Tesla, Google, Ford, Volvo và nhiều hãng khác đang phát triển.

    Tóm lại, chúng ta đang sống trong công nghệ và tác động của công nghệ là rất lớn đến xã hội, kinh doanh và con người.

    Rồi bỗng dưng, vài vị học giả ấy muốn khái quát một cuộc vận động biến đổi lớn ấy thành một khái niệm. Đó có thể là một "Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4" vì người ta từng đặt ra và xác định các version của cách mạng trước kia là 1,2,3. Đó có thể là “Làn sóng thứ tư” trong đó các làn sóng thứ 1,2,3 được Alvin Toffler mô tả trong cuốn sách “Làn sóng thứ ba” của mình. Đó có thể là một cuộc "Chuyển đổi Số hóa" (Digital Transformation). Rồi không chỉ viết Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Fourth Industrial Revolution) người ta có thể viết CMCN 4.0. Theo mình viết, nói hay định nghĩa thế nào không quan trọng bằng phải làm thế nào và tận dụng những cơ hội hay phòng tránh những nguy cơ gì từ một cuộc biến chuyển xã hội ấy.

    Khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) này rất giống với chuyện lão Jourdain, nhân vật chính trong vở kịch "Trưởng giả học làm sang" của Molière, đã sung sướng và hãnh diện khi biết cái thứ ngôn ngữ xưa nay mình vẫn sử dụng hàng ngày lại được gọi dưới cái tên sang trọng là "Văn xuôi" (Prose).

    Với những biến chuyển xã hội dưới tác động của công nghệ số (digital technology) mọi người đều có câu chuyện của mình, một “tự sự” (narrative) theo cách nói “sang chọng” kia. Khi nhiều người đóng góp các câu chuyện của mình thì thành một câu chuyện lớn. “Tự sự” có thể biến thành một “đại tự sự” (grand narrative). Một “đại tự sự” biến đổi đến mức độ nào đó thì dẫn đến “Cách mạng” theo Quy luật biện chứng chuyển hóa sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất.

    Cách mạng ấy làm thay đổi thế giới là điều ít ai nghi ngờ. Theo Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học của Kuhn thì “thế giới mặc dù không thay đổi nhưng các nhà khoa học đã làm việc trong một thế giới khác”, thế giới mà có “sự dịch chuyển của hệ hình” (Paradigm Shift). Như vậy xét về mặt lý luận, công nghệ hay công nghiệp số hóa là tác nhân đột phá (disruptors) làm biến đổi xã hội, chuyển dịch hệ hình và cái gọi là CMCN 4.0 là có cơ sở chứ không phải một sự dè bỉu, thiếu hiểu biết nào đó.

    Đặc trưng chính và cơ bản của CMCN 4.0 là gì? Theo quan điểm của GS Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì thế giới đang ở giai đoạn đầu của CMCN 4.0 trong đó “một sự thay đổi cơ bản (fundamental shift) trong cách chúng ta tạo ra, tiêu thụ và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người chúng ta.”

    Bên cạch những cơ hội còn có những nguy cơ đáng kể mà bất cứ một Cuộc cách mạng nào cũng có: Kẻ được và người mất.
    Các công việc tự động hóa, sử dụng Robot theo nghiên cứu sẽ lấy đi 6% số việc làm ở Mỹ và trong tương lai gần một nửa các chức danh công việc sẽ biến mất trước cuộc biến chuyển này.

    Tuy nhiên theo Nicolas Davis, trưởng bộ phận Xã hội và Đổi mới của WEF thì: "những khoảng cách kỹ thuật số" ( “digital divides” ) ngày càng gia tăng, càng trầm trọng thêm bởi các chính sách công đã vô tình hạn chế các luồng dữ liệu mở hoặc hạn chế nhập cư, tạo ra ngõ cụt (cul-de-sacs) trong sự đổi mới làm cho các quốc gia có thể nhanh chóng tụt lại phía sau. Và không rõ là việc bắt kịp sự đổi mới sẽ dễ dàng hơn trong cuộc CMCN 4.0 hay không?

    Nhiều quốc gia vẫn đang trong quá trình chuyển đổi của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây - sự chuyển đổi đáng kể trong sản xuất toàn cầu nhờ việc tự động hóa, rô bốt hóa và in ấn 3D có ý nghĩa gì đối với Ấn Độ, nơi 47% dân số vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp hay ở Việt Nam, trên 60% vẫn đang sống ở nông thôn?”

    Nói tóm lại, cuộc biến chuyển này là thấy rõ hàng ngày và việc định danh cho nó một cái tên là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4” thì cũng không làm vấn đề tự nhiên biến mất hay được giải quyết.

    Tôi tán thành ý kiến của Thủ tướng chính phủ khi đề nghị phải nhận thức rõ, tập trung hơn vào việc này, “tránh tình trạng chỗ nào cũng nói CMCN 4.0 nhưng hỏi làm gì cho bản thân bộ mình, ngành mình thì không ai biết rõ ràng”.

    Chúng ta cũng vấn chỉ nói cho sang mồm, viết cho bay bổng. Còn thực tế làm cái gì và triển khai ra sao thì cũng chưa rõ.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng