MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG – BHXH - THUẾ TNCN & TNDN

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 27/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:

    1. THUẾ TNDN:


     Từ 01/01/2016 thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%.
     Doanh nghiệp được tính vào chi phí tính thuế TNDN: Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp

    2.THUẾ TNCN:

    Đối tượng:
     Lao động ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán (gọi tắt là LĐ loại A). Loại này thường là hợp đồng LĐ trên 3 tháng và chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất từ 1 người sử dụng lao động. Loại A được giảm trừ gia cảnh và tính thuế theo biểu thuế Lũy tiến từng phần;

     Lao động không ủy quyền quyết toán thuế (gọi tắt là LĐ loại B): là những trường hợp còn lại. Loại này sẽ bị khấu trừ thuế 10% của mỗi lần thực trả tiền lương. Trong thực tế, người lao động loại này thường không chấp nhận bị khấu trừ nên với doanh nghiệp, đây là lương NET. Doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền thuế TNCN.

     Lưu ý tình huống hay bị hiểu nhầm: Lao động thời vụ (ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng), nếu lương được thanh toán nhiều lần/1 tháng với mức chi trả mỗi lần dưới 2 triệu đồng/lần thì tại thời điểm chi trả được miễn khấu trừ 10% thuế TNCN. Tuy nhiên, nếu tổng hợp thu nhập cả tháng là từ 2 triệu đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ và kê khai nộp 10% thuế TNCN.

     Giảm trừ gia cảnh (dành cho loại A):
     Với bản thân: 9 trđ/ tháng;
     Với mỗi người phụ thuộc: 3,6 trđ/ tháng.
     Các khoản không chịu thuế (hoặc không tính thuế) TNCN (điển hình) (dành cho loại A):
     Ăn giữa ca bằng tiền ≤ 730.000,đ/ tháng. Nếu doanh nghiệp chi bằng tiền ở mức cao hơn vẫn được tính vào chi phí tính thuế TNDN nhưng người lao động phải chịu thuế TNCN phần vượt quá 730.000đ/ tháng;
     Tiền BHXH phần người lao động đóng (10,5%);
     Các loại phụ cấp vùng miền, độc hại;
     Các khoản phụ cấp, hỗ trợ người lao động mang tính chất khoán: lưu trú, xăng xe, sinh hoạt phí. Các khoản phụ cấp này phải được quy định trong Quy chế tiền lương (hoặc Quy chế Nhân viên) thì mới được cơ quan thuế chấp nhận.

    3. BẢO HIỂM BẮT BUỘC:

    3.1. Tỷ lệ đóng BH bắt buộc, KPCĐ và Quỹ BH Tai nạn LĐ – Bệnh nghề nghiệp được quy định như sau: (xem ảnh)

    3.2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội gồm 2 khoản chính:

     Mức lương thực chất là lương cơ bản.
     Phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:
     Phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm;
     Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
     Phụ cấp thâm niên;
     Phụ cấp khu vực;
     Phụ cấp lưu động;
     Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự

    3.3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là:

     Mức lương;
     Phụ cấp lương;
     Các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương”

    3.4. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

     Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động: “căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động”, tiền thưởng sáng kiến;
     Tiền ăn giữa ca;
     Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
     Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
    Theo nội dung nêu tại 3.3 và 3.4 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là GẦN NHƯ TOÀN BỘ THU NHẬP.

    3.5. Đối tượng bắt buộc:

     Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
     Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
     Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
     Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
    Tóm lại là chỉ có người lao động có THỜI HẠN DƯỚI 1 THÁNG là không phải bắt buộc tham gia BHXH, BHYT….

    II. TỔNG HỢP Ý KIẾN:

    1. HIỆN TRẠNG:

    Hiện tại các cơ quan chức năng có thể kiểm tra doanh nghiệp với các nội dung:
     Kiểm tra việc góp vốn theo đăng ký kinh doanh (Nhất là với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
     Kiểm tra việc tham gia bảo hiểm bắt buộc phù hợp với Bảng tính lương dùng cho thuế TNDN;
     Kiểm tra việc chấp hành các Luật thuế của doanh nghiệp.

    2. PHÂN TÍCH:

    Theo đánh giá của QMC, hiện mức đóng bảo hiểm bắt buộc (phần doanh nghiệp chịu) là 25% lớn hơn Thuế TNDN 20%. Kể cả với lao động loại B: tổng số doanh nghiệp phải chi cho người lao động gồm thuế TNCN 10% + BHXH bắt buộc 25% = 35% là quá lớn so với thuế TNDN (mức 20%).
    Như vậy, có thể hiểu trong trường hợp này, chi phí lương được đưa vào có tác dụng giảm thuế TNDN, nhưng các chi phí Bảo hiểm + Thuế TNCN phát sinh kèm theo tiền lương (phần doanh nghiệp chịu) lại cao hơn chi phí thuế TNDN. Doanh nghiệp càng đưa chi phí lương vào, thì càng thiệt hơn so với nộp thuế TNDN.

    3. BIỆN PHÁP:

     Doanh nghiệp cần có kế hoạch doanh thu rõ ràng từ đầu năm và cập nhật thay đổi hàng tháng hoặc hàng quý.
     Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp cần có Quy chế trả lương chặt chẽ, đảm bảo mức lương trả cho người lao động sát với doanh thu (hiệu quả) thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích Doanh nghiệp – Người Lao động – Nhà nước (Thuế & Bảo hiểm). Nếu doanh nghiệp có lợi ích thì cũng không tiếc chi phí Lương – Bảo hiểm với người lao động, tránh trường hợp thu nhập kém nhưng phải chi cho người lao động nhiều. Từ đó sinh ra tâm lý trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mọi cách.
    CHÚC QUÝ VỊ THÀNH CÔNG!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng