Lòng không bền sao làm doanh nhân” Bài hát "Đời doanh nhân" của Trần Tiến

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Trong những tuần của tháng 2, 3/2016, tôi đọc báo cáo hàng tuần của nhân viên sale nêu hàng loạt những khó khăn: tình hình miền Tây nhiễm mặn, Tây nguyên hạn hán, giá cả sản phẩm thị trường giảm, khách hàng khó khăn tài chính, thị hiếu khách hàng thay đổi, khách hàng giảm đầu tư, đối thủ cạnh tranh gay gắt.... tất cả lý do đều chính đáng.

    Vì vậy, doanh thu giảm gần 50% trong khi chi phí tiền lương + phụ cấp nhân viên, điện nước, chi phí quảng bá, chi phí nguyên vật liệu không giảm, và báo cáo tài chính công ty đang lỗ trong những tháng qua. Một thoáng nãn lòng xuất hiện, cảm thấy mình bất lực, đúng là thị trường khó khăn thật, nhưng tôi đã tự đông viên bản thân: mình phải làm gì vượt qua khó khăn? Không cho phép mình chùn bước và nãn lòng, nếu để nhân viên biết họ sẽ mất khí thế, làm thế nào để vực dậy tinh thần nhân viên lúc này? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra nhưng chưa tìm ra cách giải quyết. Thưởng cho mình 1 giấc ngủ quên hết mọi chuyện, sáng dây sớm làm 1 ly cà phê (không hút thuốc) và suy nghĩ làm cách nào vượt qua khó khăn????? Và rồi ý tưởng cách giải quyết vấn đề xuất hiện sau khi nghe bài hát “Đời doanh nhân” của nhạc sĩ Trần Tiến nhiều lần, gần như thuộc bài hát, câu hát vang mãi trong đầu "lòng không bền sao làm doanh nhân”, tôi cụ thể hóa ý tưởng bằng cách soạn 1 chương trình tập huấn hết 1 tuần, tổ chức 1 cuộc họp đội ngũ sale và bộ phận liên quan toàn công ty để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Chuyên đề “ bản đồ cuộc đời, con đường đi đến thành công” giúp các bạn sale cách giải quyết vấn đề tích cực khi gặp khó khăn, làm thế nào để vượt qua để thành công, quan trọng nhất giúp các bạn định hướng mục tiêu cuộc đời, sự nghiệp của bản thân, luôn kiên định với mục tiêu và thẳng tiến về đích.

    Tôi đề nghị tất cả nhân viên sale nêu hết các nguyên nhân không bán được hàng :

    1. Thị trường giảm nhu cầu 30%.
    2. Khách hàng thay đổi thói quen sử dụng chuyển qua sản phẩm tương tự...30-40%
    3. Tài chính khó khăn...,
    4. Khó thu được nợ...
    5. Nhân viên nãn chí chưa nỗ lực hết mình
    6. Khách hàng không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào
    7. Sản phẩm vẫn còn có lỗi, đôi lúc thiếu hụt hàng giao làm giảm doanh số.
    8. ......... rất nhiều lý do đã được đưa ra.

    Tôi đặt câu hỏi để phân tích với nhân viên:

    1. Thị trường giảm nhu cầu ? giảm bao nhiêu %? Giảm 30%, vậy còn 70% chúng ta có được bao nhiêu % trong 70% này? Vậy nếu chúng ta nỗ lực hơn, tích cực hơn, xây dựng chương trình hỗ trợ khách hàng có thể tăng thêm % nào không? Tăng được % ?.......
    2. Áp dụng công thức 10-5-3-1 để xây dựng kế hoạch hành động tháng, tuần, ngày.
    3. Bạn đã nỗ lực bao nhiêu % sức mình? Bạn có thể tăng thêm 20% được không? 30%??? Bạn tăng nỗ lực thêm 50%???? Để bù vào sự giảm thị trường được không???? Bạn có thể tăng hết sức lực có thể không??? Và hãy làm việc bằng trái tim.
    4. Bạn nãn lòng? Đối thủ có nãn lòng không? Khi mọi người nãn lòng sẽ không hành động tích cực, ít thăm khách hàng, ít đơn đặt hàng, vậy nếu bạn thay đổi thăm khách hàng tích cực hơn bạn có thể tăng thêm % đơn hàng, % doanh số không??????
    5. .... Từ những câu hỏi mở để các bạn sale trả lời và tìm ra cách giải quyết vấn đề chúng ta cần làm gì để không giảm doanh số lúc khó khăn.... Chúng ta cần nỗ lực hết sức có thể, luôn kiên định mục tiêu, khí thế nhân viên tăng lên cao, công ty tôi đã đạt được kế hoạch tháng tiếp theo 1 cách ngoạn mục và cắt lỗ.
    Vài chia sẻ “ lòng không bền sao làm doanh nhân” gởi lời chào anh chị em, xin chúc tất cả anh chị em doanh nhân chúng ta thành công với con đường và niềm đam mê cống hiến cho đời và cho mình.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng