KHỞI NGHIỆP - MUA BẢN QUYỀN HAY HỢP TÁC KINH DOANH

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Bài viết này để chia sẻ với mọi người những trải nghiệm về việc mua bản quyền và hợp tác đầu tư mà mình trải qua cách đây 3 năm.

    Câu chuyện hợp tác đầu tư chắc mọi người cũng đã nghe rồi, mình chỉ muốn kể câu chuyện của mình. Câu chuyện bắt đầu bằng việc có nhân duyên hợp tác đầu tư với một người bạn, khi người bạn nói về một dự án mình rất cần tại thời điểm đó .

    Hợp tác đầu tư nghĩa là khi đó mình ký một hợp đồng hợp tác kinh doanh, mình góp 1 số tiền vào đó (khong được đứng tên công ty gì nhé, chỉ là hợp tác thôi mà ) - sau đó thì tùy tình hình hoạt động mà mình sẽ được chia lãi trên tổng đầu tư vào dự án đó. Ban đầu mọi việc đều okie, mình góp tiền, góp công sức đi quảng cáo dự án...

    Câu chuyện hợp tác kinh doanh tiếp tục khi cũng đối tác này nói mình và các bạn làm 1 dự án mới, cũng là hợp tác kinh doanh. Đối tác sẽ góp bản quyền và công nghệ mà họ đã làm ở dự án trước (du án mình có tham gia) trị giá 30% dự án, còn mình và các bạn sẽ góp tiền. Đối tác sẽ vào Sài Gòn để quản lý dự án trong 12 tháng đầu, nhận lương làm Quản lý dự án... Mọi việc thống nhất, hợp đồng và các điều khoản đồng ý, các cơ sở kinh doanh được thuê và sửa chữa...

    Câu chuyện trở nên buồn cười ngay sau đó, khi đối tác yêu cầu chuyển sang Mua bản quyền và không chịu làm hợp tác kinh doanh nữa, lý do thì nhiều mà lý do nhiều nhất là chả có lý do gì cả. Họ muốn các điều kiện sau: 1) Tiền trả trước để chuyen giao ban đầu 2) Tiền tiếp theo để họ hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 12 tháng và 3) Sau 12 tháng thì họ tính % doanh thu của dự án.

    Đứng vào thế đã rồi, tiền đã đưa vào dự án khá nhiều, hợp đồng thuê văn phòng địa điểm dã ký, đã chồng tiền, các cổ đông của em đành phải nhượng bộ. Tuần thảo luận thật là đau đầu, bên đối tác có tư vấn luật, bên mình toàn các chuyên gia tài chính ... Điều cơ bản nhất thì họ nắm đằng chuôi, bởi vì tooàn bộ các nhà đầu tư bên mình đều là dân ngooài ngành. Ban đầu với cấu trúc BCC - hợp tác kinh doanh thì rủi ro chia đều, còn chuyển sang Mua bản quyền thì toàn bộ rủi ro thuộc về các cổ đông. Thảo luận, tranh cãi từng ly từng tí, kết quả các cổ đông bên mình đành nhượng bộ, lý do duy nhất là thiếu anh Technical, chả ai biết gì trong ngành, đành bỏ tiền mua vậy.

    Câu chuyện đau đớn này cho thấy khi đốối tác thay đổi thì mình luôn phải cẩn trọng, và hầu như sau đó thì việc mua bản quyền cũng không thành công, bởi vì đối tác không hề muốn chuyển giao công nghệ, và không hề quan tâm tới tài chính của dự án (tieu tiền như nước luôn và không đưa ra các quy chẩn cần thiết ) - sau đó là chuỗi 2-3 tháng của tranh luận hàng ngày, đối tác thường xuyên bỏ về không thương thảo, cứ có gì không vừa ý là thôi, em không làm nữa... Giám đốc bên mình đau đầu và tiến độ bị ảnh hưởng.

    Sau đó thì đối tác cũng tự bỏ dự án mà về Hà Nội, lý do rất hay là “bất khả kháng” do điều kiện sức khỏe. Potay luôn nhưng đây chắc là điều may mắn cho các cổ đông. Khi hợp đồng bị hủy và các tranh luận liên quan tới các chi phí của dự án đã trả cho họ, thì thực sự việc hủy hợp đồng cũng là một may mắn, vì nhóm của mình được làm chủ dự án hoàn toàn dù có mất thêm tiền và công sức.

    Bài học rút ra từ việc BCC và Franchising này rất là lớn, đó là bài học bằng tiền, bằng công sức lao động vất vả của cả nhóm cổ đông trong những năm vừa qua. Và mình muốn chia sẻ với các bạn:

    1) Cần cẩn thận khi thảo luận với các đối tác và trước khi ký kết thìMUA BẢN QUYỀN HAY HỢP TÁC KINH DOANH

    Bài viết này để chia sẻ với mọi người những trải nghiệm về việc mua bản quyền và hợp tác đầu tư mà mình trải qua cách đây 3 năm.

    Câu chuyện hợp tác đầu tư chắc mọi người cũng đã nghe rồi, mình chỉ muốn kể câu chuyện của mình. Câu chuyện bắt đầu bằng việc có nhân duyên hợp tác đầu tư với một người bạn, khi người bạn nói về một dự án mình rất cần tại thời điểm đó .

    Hợp tác đầu tư nghĩa là khi đó mình ký một hợp đồng hợp tác kinh doanh, mình góp 1 số tiền vào đó (khong được đứng tên công ty gì nhé, chỉ là hợp tác thôi mà ) - sau đó thì tùy tình hình hoạt động mà mình sẽ được chia lãi trên tổng đầu tư vào dự án đó. Ban đầu mọi việc đều okie, mình góp tiền, góp công sức đi quảng cáo dự án...

    Câu chuyện hợp tác kinh doanh tiếp tục khi cũng đối tác này nói mình và các bạn làm 1 dự án mới, cũng là hợp tác kinh doanh. Đối tác sẽ góp bản quyền và công nghệ mà họ đã làm ở dự án trước (du án mình có tham gia) trị giá 30% dự án, còn mình và các bạn sẽ góp tiền. Đối tác sẽ vào Sài Gòn để quản lý dự án trong 12 tháng đầu, nhận lương làm Quản lý dự án... Mọi việc thống nhất, hợp đồng và các điều khoản đồng ý, các cơ sở kinh doanh được thuê và sửa chữa...

    Câu chuyện trở nên buồn cười ngay sau đó, khi đối tác yêu cầu chuyển sang Mua bản quyền và không chịu làm hợp tác kinh doanh nữa, lý do thì nhiều mà lý do nhiều nhất là chả có lý do gì cả. Họ muốn các điều kiện sau: 1) Tiền trả trước để chuyen giao ban đầu 2) Tiền tiếp theo để họ hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 12 tháng và 3) Sau 12 tháng thì họ tính % doanh thu của dự án.

    Đứng vào thế đã rồi, tiền đã đưa vào dự án khá nhiều, hợp đồng thuê văn phòng địa điểm dã ký, đã chồng tiền, các cổ đông của em đành phải nhượng bộ. Tuần thảo luận thật là đau đầu, bên đối tác có tư vấn luật, bên mình toàn các chuyên gia tài chính ... Điều cơ bản nhất thì họ nắm đằng chuôi, bởi vì tooàn bộ các nhà đầu tư bên mình đều là dân ngooài ngành. Ban đầu với cấu trúc BCC - hợp tác kinh doanh thì rủi ro chia đều, còn chuyển sang Mua bản quyền thì toàn bộ rủi ro thuộc về các cổ đông. Thảo luận, tranh cãi từng ly từng tí, kết quả các cổ đông bên mình đành nhượng bộ, lý do duy nhất là thiếu anh Technical, chả ai biết gì trong ngành, đành bỏ tiền mua vậy.

    Câu chuyện đau đớn này cho thấy khi đốối tác thay đổi thì mình luôn phải cẩn trọng, và hầu như sau đó thì việc mua bản quyền cũng không thành công, bởi vì đối tác không hề muốn chuyển giao công nghệ, và không hề quan tâm tới tài chính của dự án (tieu tiền như nước luôn và không đưa ra các quy chẩn cần thiết ) - sau đó là chuỗi 2-3 tháng của tranh luận hàng ngày, đối tác thường xuyên bỏ về không thương thảo, cứ có gì không vừa ý là thôi, em không làm nữa... Giám đốc bên mình đau đầu và tiến độ bị ảnh hưởng.

    Sau đó thì đối tác cũng tự bỏ dự án mà về Hà Nội, lý do rất hay là “bất khả kháng” do điều kiện sức khỏe. Potay luôn nhưng đây chắc là điều may mắn cho các cổ đông. Khi hợp đồng bị hủy và các tranh luận liên quan tới các chi phí của dự án đã trả cho họ, thì thực sự việc hủy hợp đồng cũng là một may mắn, vì nhóm của mình được làm chủ dự án hoàn toàn dù có mất thêm tiền và công sức.

    Bài học rút ra từ việc BCC và Franchising này rất là lớn, đó là bài học bằng tiền, bằng công sức lao động vất vả của cả nhóm cổ đông trong những năm vừa qua. Và mình muốn chia sẻ với các bạn:

    1) Cần cẩn thận khi thảo luận với các đối tác và trước khi ký kết thì khoan hẵng làm gì. Bên mình bị cú lừa to vì cứ tưởng làm BCC nên vội vàng tiến hành (mới thỏa thuận qua emails và in person, chưa ký) – con người nhiều khi mình tưởng là tốt nhưng khi nói tới “tiền” cách cư xử của họ hoàn toàn khác biệt. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng con người và đối tác trước khi nghĩ tới việc ký kết.
    2) Khi ký franchise thì nên nghiên cứu kỹ lưỡng về bộ quy chuẩn của đối tác, trong trường hợp này thì khi bên mình đã trả tiền và yêu cầu chuyển giao thì họ mới bắt đầu xây dựng, và thực sự là các tài liệu họ đưa đều sơ sài, sau này hầu như không sử dụng được.
    3) Giữa việc ký và làm luôn khác nhau, nên có các back up plan cho việc hợp đồng không được thực hiện – như trong trường hợp đối tác rút khỏi vị trí quản lý, bên mình đã phải đưa 1 bạn chuyên gia vào hỗ trợ trong thời gian này, và đưa ra rất nhiều options để xem xét việc tiếp tục dự án. Tại từng thời điểm, cân nhắc Sunk costs và Continuity costs là cả một vấn đề. Rất may là với dự án này, bọn mình dù mất thêm rất nhiều tiền (chi phí dự án đội lên 80% so với dự toán) nhưng cuối cùng thì dự án vẫn sống sót sau 3 năm.

    Mình rất mong có các chuyên gia Franchise sẽ cho mình thêm các thông tin cần thiết, và mình cũng sẵn sàng chia sẻ về các vấn đề mình đã trải qua.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng