KHI BẠN BIẾT NHIỀU, LÀ LÚC BẠN CÓ THỂ ĐỐI DIỆN VỚI NGUY CƠ ‘’ẤU TRĨ”

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi devondale, 5/4/17.

  1. devondale

    devondale Thành viên

    ĐỌC SÁCH NHIỀU NHƯNG KHÔNG ĐỌC NHIỀU SÁCH

    Đây là thói quen của tôi. Nếu tính sách, một năm tôi chỉ đọc 1-3 quyển. Nên nói là “sách” ở đây tạm hiểu là nhiều thể loại (sách in, blog, bài báo.. ) nhé:

    - Không bỏ qua từ nào mà tôi chưa hiểu rõ hoặc mơ hồ; ví dụ các từ như: chiến lược, sứ mệnh, giá trị, niềm tin, thương hiệu, tâm thức,... Tôi sẽ dừng lại để hiểu tường tận các từ trong câu rồi mới đọc tiếp, đặc biệt khi đó là từ khóa. Vì tôi đọc theo cách này và thường đọc vài ba lần một quyển sách hay, nên tôi đọc sách rất chậm. Khi bạn đọc hết một quyển sách mà có nhiều từ bạn chưa hiểu sâu, bạn có khả năng đã bở lỡ cơ hội để đi đến chân lý của một vấn đề. Có một ai đó nói, để biết bạn thực sự hiểu một vấn đề chưa, hãy giải thích nó với một đứa trẻ 8 tuổi. Cái này tôi thấy rất đúng, rất tâm đắc. Khi bạn dùng ngôn ngữ đơn giản, khả năng truyền tải là mạnh nhất.

    - Một quyển sách, bài viết hay luôn để lại ít nhất một sự hiểu sâu sắc nào đó, làm thay đổi nhận thức hoặc ít ra là “chạm” đến và làm lung lay những kiến thức, định kiện có sẵn của người đọc. Vì vậy, tôi tin những cuốn sách, bài viết hay mà bạn đọc nếu bạn không rút ra được điều gì thú vị cho mình, thì xem lại cách đọc.

    - Hãy quyết định, đọc cái gì phải do bạn chọn, đừng đọc những thứ tự đẩy về mình. Đương nhiên, bạn phải biết điều gì bạn cần đọc hoặc thích đọc. Cái tuyệt vời của sự tự học so với đến trường là học đúng cái mình cần, mình thích. Bạn học đại học, MBA hay học lý luận chính trị cao cấp, sẽ có một tỷ lệ lớn số môn phải học mà bạn không thực sự cần hoặc không hứng thú. Vậy cớ sao khi được tự học bạn lại tiêu tốn thời gian vào hàng tá các nguồn kiến thức được chia sẻ ngổn ngang mà bạn bất chợt tiếp cận được?

    Bây giờ đọc nhiều, học nhiều bạn đã biết nhiều là lúc bạn phải cẩn trọng… vì:

    KHI BẠN BIẾT NHIỀU, LÀ LÚC BẠN CÓ THỂ ĐỐI DIỆN VỚI NGUY CƠ CHẤM HẾT SỰ HỌC

    Đây là lỗi lớn nhất trong sự học mà tôi đã mắc phải. Nó nhờ vào một lần xung đột về giá trị và niềm tin ở một lựa chọn sai của tôi. Lần đó, cho tôi hiểu: thế giới luôn tồn tại những quan điểm, góc nhìn khác nhau. Có thể đọc đến đây, bạn sẽ cười, điều đó ai mà chả biết . Yes! những lỗi lớn nhất của cuộc đời là những thứ biết hiển nhiên nhưng lại không thực sự ngấm vào người chúng ta đâu. Bạn biết nhưng bạn có thực sự hành xử như vậy không? Hãy liên hệ bản thân xem nhé.

    Khi kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, chúng ta dễ vướng vào một “lỗi” rất lớn, đó là: mỗi lần nghe ai đó nói, trong đầu sẽ có xu hướng “tái hiện” những điều ta đã biết về chủ đề đó để tranh luận, quá khứ đã xác lập một tư tưởng, quan điểm riêng mình về chủ đề đó. Nguy hiểm hơn với tôi, những việc tôi làm, tôi có thói quen tổng hợp nó thành một nhận thức chứ không nhớ theo các sự kiện đã trải nghiệm; vì vậy, nó khó lay chuyển và sự chống lại kiến thức mới càng mạnh hơn. Điều này làm cho việc nghe hay đọc trở lên “thất thoát” sự tập trung và giảm sự mở lòng. Và rõ rang, tôi đã tạo ra một hàng rào cho những gì mình biết trước đó về chủ đề này. Sự “ấu trĩ” này sẽ chấm dứt sự hoàn thiện thêm kiến thức về cái chúng ta đã biết.

    Trước đó tôi cũng đã cho rằng, ai đặt câu hỏi nhiều khi nghe người khác nói là người đang listen tốt nhất, có tư duy phản biệt tốt nhất. Nhưng không hẳn như vậy, hỏi gì và hỏi như thế nào mới quyết định điều đó.

    Giờ đây, với mỗi lần nghe hoặc đọc, dù từ một người chưa có nhiều kinh nghiệm tôi đều cố gắng “loại bỏ” những kiến thức cũ của mình về cho đến khi thấu hiểu người đó muốn nói gì. Những điều mình biết là vô cùng nhỏ bé, nhưng tôi quan sát thấy, thường là những người càng giỏi, càng nhiều kinh nghiệm, càng tự tin càng vướng vào lỗi này. “Hôm qua tôi rất giỏi, tôi muốn thay đổi thế giới, hôm nay tôi thông thái, tôi muốn thay đổi bản thân mình” - một nhà thơ đã viết.

    Nói như vậy không đồng nghĩa với việc cổ súy chúng ta từ bỏ nhiệt huyết, niềm tin và giá trị của riêng mình. Kiến thức có thể mở, nhưng giá trị cốt lõi của mình thì không thể thương lượng. Nếu bạn là người là người tử tế và làm ăn chính trực, đừng thay đổi điều đó, trong mọi hoàn cảnh.

    Nguyễn Dương, Nguyên Giám đốc Quốc Gia Singtel Việt Nam
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng