How deep is your love. How deep is your love? Giọng hát ngọt như mật của nhóm Bee Gees dường như đang tan chảy trong buổi chiều tà. Nàng đưa mắt nhìn, khẽ luồn tay vào mái tóc Chàng, thầm thì “How deep is your love?”. Chàng mỉm cười, thủ thỉ bên tai nàng “As deep as you feel”. Lắc nhẹ mái tóc, hương xả thoang thoảng bay, Nàng ngân nga theo điệu nhạc “And it's me you need to show. Chứng minh đi! Anh khôn lắm! Làm thế nào để em đánh giá được? Anh vẫn thường nói những gì không đo lường được thì không đánh giá được mà…” Chàng bật cười tiếp lời “… và những gì không đánh giá được sẽ không kiểm soát được. Mắc bệnh nghề nghiệp rồi, cưng ơi! Được thôi, vậy KPI (Key Performance Indicator) của tình yêu là gì?” “Em trong áo voan trắng cùng đám cưới ngập tràn hoa” Nàng cắn nhẹ môi, lém lỉnh nhìn. Chàng nhún vai “Đám cưới quan trọng nhưng suy cho cùng chỉ là kết quả. Gỉả sử nếu “bên ngoài cười nụ mà trong khóc thầm” thì như thế nào? ‘Cause we are living in the world of fools. Chúng ta sống trong thế giới phỉnh phờ, cưng à. Breaking us down when they all should let us be. Và thử thách luôn chực chờ chúng ta. Tình yêu phải được tạo dựng và thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nữa. Chỉ nhìn thấy đám cưới e rằng không trọn vẹn, mất cân bằng”. “Tương tự như balanced scorecard - thẻ điểm cân bằng - nhỉ ? Theo ngôn ngữ quản trị, tình yêu phải được xây dựng và thể hiện như thế nào đây? Đám cưới là kết quả cụ thể, hữu hình. Các yếu tố vô hình khác của tình yêu có dung mạo thế nào đây?”” Nàng cười khanh khách, nhéo tai Chàng. “Vô hình thì làm gì có dung mạo, Cưng! Tuy nhiên ta có thể nhận biết và đo lường được. I know your eyes in the morning sun. I feel you touch me in the pouring rain. Trong nắng mai, anh nhận ra em dõi mắt nhìn. Trong giấc mưa rào, em khẽ chạm nhẹ anh. You're the light in my deepest, darkest hour. You're my savior when I fall. Em là tia sáng le lói trong thời khắc tăm tối nhất đời anh. Em là vị cứu tinh khi anh gục ngã. Đó chính là GÍA TRỊ của tình yêu” “ I believe in you. You know the door to my very soul. Anh tin em. Em biết QUY TRÌNH mở cửa trái tim anh” Nàng cười ngặt nghẽo. “And you may not think I care for you. When you know down inside that I really do. And it's me you need to show. Có lẽ em cho rằng anh không quan tâm đến em. Khi em biết rằng tận trong sâu thẳm anh thực sự yêu em, chính em cần cho thấy. Yêu là quá trình HỌC HỎI lẫn nhau và PHÁT TRIỂN không ngừng ngưng nghỉ. I really mean to learn” And you come to me on a summer breeze. Keep me warm in your love, then you softly leave. Nàng đến bên Chàng trong cơn gió mùa hạ, sưởi ấm tình yêu và nhẹ nhàng bước đi như giọng ca thổn thức của anh em nhà Gibb nhạt dần theo ánh chiều tà trong balances scorecard của tình yêu Dear Mr CEO, Thông thường các công ty xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát chủ yếu dựa trên mục tiêu tài chính. Tuy nhiên chỉ số tài chính chỉ là kết quả của những hoạt động khác. Khi chỉ chăm chăm nhìn vào thước đo tài chính, ta khó nhìn thấy con đường tạo dựng giá trị bằng tài sản vô hình. Con đường dẫn đến hiệu quả tài chính có thể sơ lược như sau: - Hiệu quả TÀI CHÍNH là thước đo thành công của doanh nghiệp. - Hiệu quả tài chính chỉ có được một khi doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của KHÁCH HÀNG mục tiêu với tập hợp giá trị cung cấp (value propositions) - Các QUY TRÌNH NỘI BỘ được dùng để tạo ra và chuyển giao các giá trị ấy cho khách hàng - Cần phải có nguồn nhân lực đủ năng lực để tạo ra giá trị. Các mục tiêu HỌC TẬP và PHÁT TRIỂN mô tả phương thức trang bị kiến thức, kỹ năng , công cụ để phát triển năng lực của nguồn nhân lực. Như vậy để đạt được hiệu quả tài chính, các doanh nghiệp phải tạo ra giá trị bền vững từ những đòn bẩy tài sản vô hình: nhân lực, thương hiệu, quy trình, hệ thống thông tin, quan hệ khách hàng v.v. Doanh nghiệp không thể quản lý tốt những gì mà họ không đo lường được. Do đó nếu không có hệ thống đo lường tốt, các nhà quản lý không thể phát triển và sử dụng tài sản vô hình hiệu quả. Vì thế để đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty, ngoài chỉ tiêu tài chính, Robert Kaplan và David Norton có 1 cách tiếp cận cân bằng hơn khi bổ sung thêm các chỉ số quan trọng khác: khách hàng, các quy trình nội bộ, nhân lực nhằm giúp ta kết nối các mục tiêu chiến lược dài hạn với các chiến thuật ngắn hạn. Đó là nền tảng của Balanced Scorecard – Thẻ Điểm Cân Bằng” Mr COACH.