GIÁ TRỊ CỦA TỔ CHỨC

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Giá trị của tổ chức được cấu thành bởi 1 số yếu tố cực kỳ quan trọng như Nhà sáng lập doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên, văn hóa doanh nghiệp, đối tác chiến lược, thương hiệu.

    Có khi nào, khối SME, ta tự hỏi chính mình ( chủ doanh nghiệp) hay bác bảo vệ, hay thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm mình làm ra giá trị ra sao, bao nhiêu?
    Sau đây cho phép cháu, em được xưng là mình trong bài viết ạ,
    Mình xin được chia sẽ 1 số kinh nghiệm từ ví dụ cụ thể mà đã từng trải qua, để có thể xác định tương đối được giá trị của doanh nghiệp ( đặc biệt là những tài sản vô hình).

    1. Đội ngũ nhân viên công ty

    - Vẫn nhớ, năm 2012 bạn mình từ Hà Nội vào Kiên Giang để hợp tác làm ăn. Anh ấy nhờ mình tìm cho 1 khách sạn phù hợp. Mình giới thiệu cho anh khách Sạn A, ngay tại trung tâm Rạch Giá. Vì khách sạn này là của người nhà, mới được xây khoảng 2 năm vẫn còn mới.

    Sau đó Chủ khách sạn tiếp tục có ý định mở khách sạn thứ 2 liền kề. Lượng khách luôn đông, và quan trọng khách tới nghĩ 1 lần rồi, tỷ lệ quay lại là rất cao. Khách hàng mục tiêu của khách sạn là thương nhân, và cơ quan nhà nước nơi khác tới công tác.

    - Ông chủ khách sạn có 1 lần nói chuyện với mình, mình hỏi công việc đang thuận lợi thế này xây thêm cái nữa là hướng đi đúng. Và cần định lượng được đâu là những yếu tố tạo nên thành công trên?
    - Thế là có 1 bảng câu hỏi được in ra tờ giấy A4, giành cho mọi khách hàng quay lại nghĩ tại khách sạn A đó, câu hỏi cụ thể là. Đâu là những yếu tố làm cho quý khách hài lòng và quay lại nghĩ dưỡng tại đây?
    Trong danh sách yếu tố, sau khi tổng kết tôi cảm thấy bất ngờ khi ngoài những yếu tố cơ bản như Sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi, hiện đại… Thì có 2 yếu tố liên quan tới con người đó là nhân viên bảo vệ và nhân viên trực quầy vào thời gian ban đêm ( chiếm 25% tổng những yếu tố khảo sát).

    - Lý do cơ bản: khách sạn A mở cửa cũng như đón khách 24h/24h, nên lượng khách nghĩ tại đây hoạt động vào khung giờ đêm khuya rất nhiều ( đặc biệt là khách nơi xa tới nghĩ, họ thường tiếp khách khuya mới về, hoặc những lý do khác như đi tham quan danh lam thắng cảnh của địa phương…), Vào những khung giờ này, nhân viên bảo vệ và trực quầy có lẽ là những người mà tạo được sự thoải mái, an tâm về lúc nào cũng được không phải đứng ở ngoài, sự chuyên nghiệp đã làm những người khách thực sự hài lòng, và nhớ tới để rồi, đó cũng là lý do họ quay lại. Và như vậy cứ doanh thu 1 đồng từ khách cũ thì nhân viên bảo vệ + nhân viên trực quầy mang về tương đối khoảng 0,25 đồng.

    - Jackma từng nói, 1 ông bảo vệ tuyển về làm 1 năm tại Công ty phải kiếm cho ông 1 tỷ tệ, quả không sai. Với những nhân viên thế này, hãy giữ tâm họ ở với công ty thật bền lâu.

    2. Giá trị văn hóa tổ chức

    - Lại nhớ, năm ngoái mình có ra Hà Nội 1 tháng công tác, trong 1 lần đi chợ với đứa em ngoài đó xem văn hóa bán hàng và tiêu dùng miền ngoài khác miền trong thế nào.

    - Mình cũng không nhớ nhiều, vì ít đi chợ nhưng vẫn nhớ nhất một thứ là, hồi trước mình đi chợ miền Nam thì, mua rau được tặng trái ớt, cọng hành… còn miền ngoài Hà Nội, mua rau không có được vậy .
    - Ở đây không phê phán bất kỳ cách bán hàng nào, chỉ là:

    Giả thuyết (đặt câu hỏi) là với mọi thứ đều như nhau ( không đổi) trong 1 tổ chức như, con người, cơ sở vật chất… và văn hóa mỗi tổ chức khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hiệu suất kinh doanh, hoặc giá trị chung. Đây cũng là yếu tố quan trọng liệu văn hóa hiện tại có phù hợp với thời đại.

    3. Đối tác chiến lược, mối quan hệ

    - Có 1 lần, Công ty A muốn thực hiện dự án là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh tại khu vực đồng bằng sông Cữu Long. Khi phân tích các yếu tố để nắm được lợi thế cạnh tranh. Nhận thấy, 1 thành viên của Công ty A, là anh B này có anh trai làm trưởng công an 1 quận tại Sài Gòn. Mà anh trai ông B lại chơi rất thân với 1 người nằm trong hội đồng cổ đông của Công ty sản xuất phân bón C.

    - Vậy là xét thấy những lợi thế có thể khai thác từ mối quan hệ, và đối tác chiến lược ( Vì công ty sản xuất phân hữu cơ vi sinh C, là tập đoàn lớn, tiên phong cho dòng sản phẩm trên). Công ty A đã ký được hợp đồng là nhà phân phối phân bón độc quyền tại khu vực đồng bằng sông Cữu Long. Ngoài ra, số phân bón họ mua từ công ty sản xuất được ưu đãi thời gian thanh toán là 6 đến 12 tháng.

    ( Dự án này, ban quản trị công ty A đã chia lợi nhuận cho anh B là 50% trong 2 năm đầu)

    4. Ban lãnh đạo , nhà sáng lập doanh nghiệp

    - Giá trị của họ đối với doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tồn tại, và phát triển bền vững.
    - Giá trị của nhà sáng lập cũng được xem như việc Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng một lòng trung thành, đi theo Lưu Bị ( nhân viên hết lòng phụng sự), Tào Tháo thì nể trọng Lựu Bị ( Đối thủ nể trọng).
    - Giá trị của lãnh đạo đơn giãn là, trên bàn nhậu thiếu Sếp là như rắn mất đầu, hết vui.

    5. Thương Hiệu

    - Cuối năm vừa rồi có 1 người bạn rũ anh bạn mình làm 1 dòng sản phẩm liên quan tới chú Bò. Họ phân tích là nên nuôi Bò lấy sữa, hay nuôi Bò lấy thịt. Mình nói thử khảo sát thị trường về sữa Bò trước xem đối thủ cạnh tranh thế nào.

    - Kết quả họ hỏi 10 người về thương hiệu sữa Việt Nam sản xuất thì 10 người đó đều nhắc tới 2 thương hiệu Vinamilk và TH.True Milk, trong khi đó chưa kể sữa ngoại. Vậy liệu họ có thể cạnh tranh được thị phần với những đối thủ trên, khi mà từ sinh viên, học sinh, tới công nhân cũng biết tới và sử dụng thương hiệu TH. True milk ( Khi hỏi em/bạn/anh/chị uống sữa sẽ mua của ai bán?). Thế là hình như họ quyết định nuôi Bò lấy thịt cạnh tranh với Bác Đức, rồi Vissan. Thời kỳ của một doanh nghiệp trải qua các giai đoạn khởi nghiệp, tồn tại – sống sót, thành công nhất định, phát triển mở rộng, thành danh – nổi tiếng, bền vững. Và Thương hiệu là vậy đó, nó phải gắn với câu “Vừa có tiếng lại có miếng”, chứ thương hiệu không đơn giản là chỉ có tiếng, nổi tiếng ảo.

    Thương hiệu là tài sản có thể mang lại giá trị lớn nhất và quan trọng nhất của doanh nghiệp, Việt Nam đã có một số thương hiệu mang tầm châu Á, và là tấm gương để chúng ta vươn tới.

    Hy vọng những câu chuyện, ví dụ trên, sẽ giúp ta có thể định lượng được giá trị của tổ chức của mình như thế nào, quan trọng ra sao? Thời kỳ M&A đang diễn ra rất sôi động, đã có nhiều doanh nghiệp mình thấy khi họ bán hay sáp nhập doanh nghiệp, chỉ tính mỗi giá trị của tài sản hữu hình, dẫn đến nhiều thiệt thòi, thất thế với đối tác.
    Cảm ơn mọi người đã đọc và mong được góp ý thêm ạ !
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng