Doanh nhân chân chính - Hành trình đáng kinh ngạc của sự tử tế, tự hoàn thiện và phụng sự

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Sinh Viên Luật, 7/4/17.

  1. Sinh Viên Luật

    Sinh Viên Luật Moderator

    Từ những cảm nhận chân thành nhất sau trải nghiệm Lớp CEO Khởi nghiệp SG2

    Đã từng 5 năm liền khi những bữa trưa và bữa tối trong gia đình tôi là những suất cơm chay hỗ trợ từ một bếp ăn miễn phí từ một ngôi chùa gần nhà đủ khiến tôi thấm thía hoàn cảnh túng thiếu là thế nào. Trải nghiệm đó, cùng những trải nghiệm lam lũ thời thơ ấu khác khiến tư duy của tôi nhiều năm chỉ xoay quanh chuyện TIẾT KIỆM, TIỀN. Không ngạc nhiên khi quyết tâm kinh doanh, lý tưởng đầu tiên của chỉ là KIẾM THẬT NHIỀU TIỀN cho đỡ khổ, thế thôi! Tôi tin có nhiều bạn cùng trang lứa cũng nghĩ như tôi thế này.

    Và tôi luôn cả thấy thật ổn, không có gì sai trái về khát khao đó của mình, tôi chăm chỉ làm việc, phát triển kinh doanh, tuyển nhân viên, việc kinh doanh phát triển, và tôi có TIỀN, không quá nhiều, nhưng nhiều hơn mức mình cần để sống thoải mái, ngoài trừ việc tôi cảm thấy có gì đó sai sai. Số dư tài khoản tăng lên nhưng hạnh phúc trong cuộc sống của tôi đi xuống trầm trọng, lúc nào tôi cũng thấy căng thẳng, công việc kinh doanh vẫn tốt nhưng dường nhưng tôi không có mục đích nào thật rõ ràng cho mình, nhiều ngày, nhiều đêm tôi cảm thấy có 1 cái gì “ách tắc” nhưng không thể nào lý giải nỗi.

    Tôi vẫn ngỡ mình đi trên con đường doanh nhân cho đến khi tôi gặp gỡ những doanh nhân thực thụ, những người thầy, những người bạn trong lớp CEO SG2 mà tôi có cơ duyên được tham dự. Nhìn nhận lại con đường mình đang đi, nếu chỉ xoay quanh chuyện TIỀN, thì tôi vẫn sẽ có tiền, số dư vẫn sẽ tăng, nhưng tôi mãi sẽ không có một cuộc sống ý nghĩa, sẽ không thể trở thành một doanh nhân đúng nghĩa, mà chỉ là một người bán sức lao động làm thuê cho chính mình, hoặc tồi tệ hơn nữa trở thành một con buôn, kiếm tiền bất chấp, trở thành nô lệ cho đồng tiền dẫn lối.

    Ấn tượng của tôi về tầng lớp doanh nhân không hiểu chịu ảnh từ đâu mà trở nên lệch lạc với chân dung những vị doanh nhân thành đạt gắn liền những từ đại loại như: thủ đoạn, lạnh lùng, xã hội đen, hối lộ, cơ hội (theo kiểu tiêu cực), bất chấp, gia đình không hạnh phúc … vân vân và vân vân, thậm chí nghi ngờ những hành động tốt mà đôi lúc tôi thấy báo chí đưa tin, cho dù vẫn biết tài năng của họ là không thể phủ nhận.

    Khi tôi tham dự group quản trị và khởi nghiệp, đọc các bài chia sẻ từ những doanh nhân thực thụ, và khi tôi được may mắn học lớp CEO khởi nghiệp SG2, tiếp xúc với những doanh nhân thành đạt, cảm nhận sự chính trực, tài năng từ chính con người thật của họ, trong tôi chỉ còn đọng lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp về thế nào là một con đường doanh nhân chân chính. Tư duy và thái độ sống của tôi cũng trở nên tích cực hơn, và phía cuối đường hầm đã dần có ánh sáng. Tôi dần hiểu được (trước đây đã biết nhưng không hiểu) tiền bạc chỉ là hệ quả và tìm ra lý tưởng trong kinh doanh và cuộc sống.

    Tôi xin viết về 3 khía cạnh của một hành trình doanh nhân chân chính trước hết là để chia sẻ góc nhìn của mình với các bạn cùng trang lứa trong Group về quản điểm thế nào là doanh nhân chân chính, thứ là cũng tự nhắc nhở chính mình sống và kinh doanh theo bộ khung sườn này và cuối cùng là như là 1 bài thu hoạch sau khi tham dự khóa học CEO khởi nghiệp do group tổ chức.

    Theo những gì tôi thu nhặt và chiêm nghiệm được:

    Doanh nhân chân chính = TỬ TẾ + TỰ HOÀN THIỆN + PHỤNG SỰ

    1. DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT 1 CÁCH CHÂN CHÍNH PHẢI LÀ NHỮNG CON NGƯỜI TỬ TẾ

    Có một điểm chung mà tôi nhận thấy từ những người thầy doanh nhân mà tôi có dịp tiếp xúc đó sự chính trực trong thái độ, sự đàng hoàng trong hành vi, sự thật tâm trong đối đãi, giao tiếp với mọi người. Chính những sự tử tế này mà doanh nhân có thể thu phục được lòng người, chiếm được niềm tin của nhân viên, khách hàng và được sự ủng hộ của những người xung quanh một cách bền vững.

    Anh Nguyễn Tuấn Quỳnh - CEO Saigon Books cũng đã từng chia sẻ về triết lý quản trị xoay quanh việc sống tử tế, hãy thật lòng quan tâm, yêu thương cộng sự của mình từ những hành động nhỏ nhất. Nói được, làm được, chứ không nói một đằng làm một nẻo. Và nói mà làm không được thì phải biết trách chính bản thân mình. Bởi ở cái vị trí lãnh đạo, thường cái tôi sẽ rất lớn. Liệu có lắng nghe với bao dung hay sẵn sàng áp đặt, hay coi thường người khác? Chính những triết lý này giúp anh luôn xây dựng được 1 tập thể các anh em, động sự hết lòng với nhau vì sự phát triển của tổ chức.

    Tử tế còn thể hiện ở bài toán chia lợi ích. Anh Nguyễn Hoài Thi - 1 doanh nhân đưa doanh nghiệp của mình từ số 0 lên doanh số 150 tỷ sau 5 năm cũng từng đề cập đến hành động không chấp nhận được của người doanh nhân là trong giai đoạn khó khăn thì yêu cầu các anh em “đồng cam, cộng khổ” nhưng đến khi có có ngọt có bùi thì không chia không sẻ. Hoặc như thầy Nguyễn Tuấn Quỳnh đúc kết về bí quyết tìm được những cộng sự cấp cao giúp anh điều những công ty mà mình bỏ vốn đầu tư là chia đều lợi ích (về cổ phần), bên cạnh lương thưởng xứng đáng. Một điều nghĩ là dễ nhưng khi thực hiện thì không dễ dàng.

    Ngoài ra sự tự tế trong việc chia “bánh” đồng đều, không tham phần lợi về mình cũng được thể hiện trong triết lý của các vị Doanh nhân hàng đầu Việt Nam hiện nay như ông Nguyễn Bá Dương - CotecCons với câu nói “Tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7”, hay ông Nguyễn Đức Tài hàng năm phát hành mấy ngàn tỉ cố phiếu thưởng cho cán bộ chủ chốt TGDĐ.

    Ông Giản Tử Trung cũng nhìn nhận sự tử tế trong việc kiếm tiền sẽ làm nên văn hóa của một người doanh nhân “Nếu anh kiếm tiền mà những đồng tiền đó là những đồng tiền tử tế, chân chính, không lừa ai, không hại ai, và đem lại lợi ích, giá trị cho người khác thì đó cũng được gọi là văn hóa”

    Sự tử tế sẽ làm nên một doanh nhân thành đạt và ngược lại, một doanh nhân muốn thành đạt một cách bền vững thì cần đề cao sự tử tế.

    2. TRÂN TRỌNG KIẾN THỨC VÀ LUÔN TỰ HOÀN THIỆN

    Người Việt đọc sách trung bình 1 cuốn sách mỗi năm. Riêng tôi thì cũng ráng đọc được tầm 5 cuốn mỗi năm. Vậy bạn thử đoán xem anh Trần Kim Thành - Chủ tịch tập đoàn Kido, một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam đọc bao nhiêu quyển sách mỗi năm?

    Hơn 100 cuốn sách ở nhiều lĩnh vực! Tôi cũng ngạc nhiên như bạn khi lần đầu được nghe thầy chia sẻ. Tôi còn kinh ngạc hơn khi biết vị chủ tịch tập đoàn KIDO này đã từng chịu khó dành thời gian của mình để đi học lớp Photoshop vào ban đêm mà theo như thời cô giáo đứng lớp là “trời, anh là chủ tịch sao anh đi học mấy cái này, để nhân viên làm”. Anh mới nói “tôi đi học để biết cách duyệt cho đúng”

    Các bạn ơi, chủ doanh nghiệp kiêm CEO là người thuyền trưởng, người lèo lái con tàu doanh nghiệp, hàng ngày phải ra rất nhiều quyết định, trong đó có nhiều quyết định cực kì quan trọng ảnh hưởng tới thành bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới cuộc sống của cán bộ công nhân viên, chúng ta không thể ra quyết định tốt với 2 mắt nhắm chặt và 1 cái đầu hạn hẹp về kiến thức.

    Vì lẽ tự nhiên đó, doanh nhân càng thành đạt, càng thành công, là những người luôn luôn có thói quen tự hoàn thiện mình về mọi mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ và sức khỏe.

    Tôi vẫn còn nhớ trong buổi học Digital Marketing của anh Tuấn Hà, thầy chủ nhiệm Lâm Minh Chánh dù bận việc vẫn nhiệt tình không chỉ là đến ngồi tham dự, mà thầy thực sự tranh thủ dịp đó để cập nhật thêm kiến thức cho mình, thầy đặt nhiều câu hỏi rất hay với khát khao mở rộng khối kiến thức vốn đã rất đồ sộ của mình.

    Kiến thức, kỹ năng sẽ không là gì nếu người thiếu đi sức khỏe. Rất nhiều người trong chúng ta chấp nhận đánh đổi sức khỏe để thức khuya hơn, làm việc nhiều hơn nhưng các doanh nhân thành công mà tôi có dịp tiếp xúc thì coi sức khỏe là trung tâm để những những thứ khác vận hành theo. Vì đối với một người doanh nhân, chủ doanh nghiệp, CEO, sức khỏe của họ là tài sản của công ty, mang tầm ảnh hưởng đến rất nhiều người, cho nên sức khỏe là thứ không thể đánh đổi. Tôi thấy rất ngạc nhiên khi thấy các người thầy doanh nhân của mình lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, giảng bài từ sáng tới tối mịt vẫn máu lửa như thường. Họ phải có sức khỏe và có kế hoạch để giữ gìn và rèn luyện sức khỏe thì mới có thể lèo lái còn thuyền doanh nghiệp một cách vững chải.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng