Tôi nghĩ câu trả lời này không chỉ dành cho một người là leader, mà dành cho những ai muốn thành công. Một buổi trưa cuối tháng 3, tôi được một bạn sinh viên phỏng vấn và câu hỏi của bạn đặt ra làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Một phần vì công ty tôi trong giai đoạn phát triển và có rất nhiều xáo trộn cải tổ cũng như những khủng hoảng về tinh thần và tài chính. Câu hỏi đó như xoáy vào trong chính nỗi lòng của tôi theo một hướng khác, “tôi phải làm gì để công ty tôi đặt được những mục tiêu và tâm nhìn đặt ra? Để vượt qua tất cả những sự khủng hoảng?” Bạn biết đó, có rất nhiều điều để nói khi xây dựng một cái gì đó, đặc biệt là một công ty, tổ chức. Với tôi nó như một đất nước vậy. Và nếu là một người leader, bạn là người đứng đầu và chịu tất cả các áp lực từ mọi phía. Từ nội bộ, nhân viên cho đến khách hàng. Và gì nữa? Đôi khi là chính người thân và gia đình bạn. Nếu có điều gì sai sót xảy ra, tôi là người leader sẽ nhận đủ mọi chỉ trích từ mọi phía, mọi người luôn đặt kỳ vọng vào một leader, nhưng bạn ơi! Leader cũng chỉ là một con người, như bạn mà thôi. Leader có hơn gì bạn? Tôi có rất nhiều trăn trở, và nỗi cô đơn của áp lực chỉ dám giử cho riêng mình. Tôi cũng không chắc điều đó đúng hay sai. Tôi lang mang nhớ đến những cảm xúc mà tôi trải qua. Đôi khi đó là những buổi sáng đẹp trời, tôi nhận được email của người nhân viên mà tôi coi là tâm huyết xin nghĩ việc, “anh ơi, em không hợp, em cần tìm con đường riêng.” hay “anh ơi, em thấy áp lực quá, em muốn nghĩ". “Anh ơi, em không thích làm dự án này, em muốn nghĩ". Và có 1,000 lý do khác. Chẳng trách được ai, nhưng dường như con đường làm người đứng đầu của tôi phải tập làm quen với những việc này, làm quen với việc người ta sẽ rời mình đi như một câu hát của Trịnh Công Sơn, “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.” Oh, mà một công ty thì không chỉ nhân sự, còn bao nhiêu thứ như tìm dự án, đảm bao cash flow, đảm bảo chất lượng,… đào tạo. Hay bạn biết không, ác mộng là gần vào cuối tháng, kế toán báo, anh ơi, khách hàng trả tiền chậm hay không chịu ký signoff, mặc dù mình đã làm đúng tất cả thoả thuận. Đôi khi không ký signoff chỉ đơn giản vì một lý do, “Sếp em đi công tác 2 tuần nữa mới về”. mà bạn ơi, 2 tuần về thì chưa chắc sẽ ký, mà ký rồi thì cũng chưa chắc process ngày, đôi khi bạn bị chờ gần 2 tháng chỉ được nhận cục tiền công của 2 tháng trước. Nhưng nhân viên của bạn ko bào giờ chấp nhận điều đó (tất nhiên tôi đi làm công tôi cũng ko bận tâm vì điều đó là việc của sếp). Ừ thì đó là việc của sếp, là việc của tôi đó bạn à. Lương của hơn 30 con người NGÀNH IT - Tech. ( cái ngành đắt đỏ thời thượng bây giờ). Ồh, tôi nhìn lại chỉ trong vài năm ngắn ngủi của tôi, tôi hoá ra lại làm nhiều thứ, đương đầu vượt qua nhiều thứ như vậy. Nhưng kể lể vậy thì cái gì quyết định thành công của một Leader? Tôi sẽ chia sẻ ở dưới, nhưng với tôi, tôi nghĩ nó đúng cho chính cách mình làm bất cứ việc mỗi ngày như giảm cân, học một điều gì đó, hay thực hiện một điều gì mà mình muốn và muốn thành công chứ không chỉ riêng việc làm leader. Tầm nhìn, tất cả mọi người đều nói với nhau rằng một leader phải có một tầm nhìn tốt. Tôi luôn đồng ý điều đó nhưng tôi nghĩ nó không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng lớn nhất của một leader là KHÔNG BỎ CUỘC và HY SINH. Chắc bạn sẽ nghĩ anh này tào lao, việc đó có gì khó đâu. Ha ha, bạn biết vì sao tôi nói vậy không? Vì tôi thấy chính bản thân tôi phải đấu tranh với chính mình rất nhiều về việc không bỏ cuộc. - Điều đầu tiên tôi phải làm là tự mình biết vực mình lên trước những thất bại, không phải tất cả các quyết định của tôi đều là đúng. Không phải mọi việc tôi làm đều thuận lợi. Có những thứ đến với tôi như một cơn bão, cuốn hết những gì tôi có và đánh sập những gì tôi cùng các cộng sự xây lên. Gần như mọi thứ phải xây lại từ đầu… Bạn biết đó, nếu bạn xây từ mảnh đất trống thì cảm giác của bạn sẽ rất hân hoan, nhưng nếu xây lại từ một đống hoang tàn, cái cảm giác đó làm mình chán nản vô cùng. Và đứng trước lúc đó, nếu tôi bỏ cuộc, nếu tôi không phải là bước tường cuối cùng chống lại tất cả, mọi thứ sẽ tan biến. Khi đó thứ tôi phải đấu tranh với mình không phải là tương lai tươi sáng để phấn đấu mà là tôi sẽ phải chấp nhận nếu tôi thất bại một lần nữa tôi sẽ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Và xử lý ra sao? - Không bỏ cuộc còn nằm ở việc chống lại trước cám dỗ. Cám dỗ cửa sự thoả mản bản thân. Chỉ đơn giản người ta hay nghĩ rằng, tôi đi làm công cũng được một mức lương kha khá để nuôi và chăm sóc gia đình, vì sao mà tôi phải đương đầu với khó khăn như bây giờ, nợ nần, áp lực, stress, chỉ trích… mà buồn cười nhất là thu nhập của tôi ko bằng tôi đi làm công. Bạn có thể chịu được nó 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, nhưng nếu kéo dài cả năm và vẫn không có dấu hiệu ngừng lại thì sao? Đến giới hạn nào bạn sẽ bỏ cuộc? Có những buổi sáng tôi thức dậy, hơi thở của tôi năng nề với câu hỏi:” what am I trying for?” rồi tự trả lời mình với lý do làm tôi bắt đầu rằng” Create cool stuff for life". Rồi lại tự vực mình lên và tiếp tục. Tôi hy sinh những thứ làm tôi thoả mản nhất thời để tập trung vào con đường tôi muốn. - Đó là chỉ một mình bạn, bạn vượt qua được rồi thì bạn còn phải “truyền cảm hứng đồng đội" cho dù bạn stress đến mức nào bạn cũng phải cố gắng để làm điểm dựa cho tất cả, bạn phải vực cả team dậy, bạn phải tìm mọi cách để giữ đội hình và đi về mục tiêu, thực hiện cái lý tưởng mà bạn và tập thể muốn. Nhưng trời ơi, đâu phải mọi thứ đơn giản và êm đềm như dòng sông? Khi bão đến, có đôi lúc bạn phải đưa quyết định tức thời để tồn tại, để tiếp tục, như người chết đuối. Việc đầu tiên là vẫy đạp để không ngộp thở. Nhưng điều đó cũng sẽ không hài lòng những người đồng đội hay team của bạn. Vì họ muốn tới mục đích bằng Yatch and Joy, chứ không phải là cái phao cứu chết đuối. Bạn biết rồi đấy, sẽ vẫn còn một mình bạn. Một lần nữa chỉ một mình bạn mà thôi. May mắn bạn còn teammate, không may mắn thì điều đó sẽ là sự khởi đầu 1 lần nữa. Vậy đấy, một leader quan trọng nhất với tôi là không bỏ cuộc và biết hy sinh. Và tất nhiên cho cuộc sống của bạn cũng vây. Cái thua lớn nhất của đời người là thoả hiệp với bản thân mình trước khó khăn.