Vì vậy, để tìm ra khách hàng mục tiêu để tập trung phục vụ thì Bạn cần chia nhỏ thị trường thành nhiều phân khúc. Tuy nhiên các phân khúc này cần đảm bảo các nguyên tắc: i) Đo lường được vì nếu không đo lường được thì Bạn không thể xác định được độ lớn của thị trường và qua đó xác định quy mô phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đo lường chính xác thì gần như không làm được nhưng chúng ta có thể đếm “quạ” (xác suất) rồi từ đó ước lên thì vẫn có thể hình dung được độ lớn của thị trường; ii) Các phân khúc cần đủ độ lớn thích hợp – Bạn không nên cắt vụn thị trường ra vì như thế các phân khúc sẽ không có đủ độ hấp dẫn về lợi ích. Nếu các phân khúc nhỏ đủ điểm tương đồng thì Bạn hãy nhóm lại thành các phân khách lớn hơn nhưng không nên nhóm lại nếu như bạn chưa thật hiểu rõ về khách hàng của mình. iii) Có thể tiếp cận được vì thị trường bên Lào và Myanmar đang rất cần sản phẩm dịch vụ của Bạn nhưng vì quá xa nên ngay bây giờ bạn không có cách nào để tiếp cận được với khách hàng; iv) Các phân khúc khách hàng sẽ có sự chồng lấn nhất định nhưng về cơ bản phải có sự khách biệt để Bạn có thể xác định được phân khúc này với phân khúc kia; Chắc là Bạn sẽ cảm thấy khó khăn nhưng nếu tự hỏi “tại sao khách hàng này lại chọn sản phẩm dịch vụ ở phân khúc này chứ không phải ở phân khúc kia?” hoặc “tại sao khách hàng lại mua sản phẩm đó?” Khi chia cắt thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn Bạn đã có thể lao vào thực hiện ý tưởng ngay chưa! Xin thưa là Bạn vẫn chưa biết đâu là khách hàng mục tiêu của mình để đi câu. Đây mới là giai đoạn hiểu về thị trường. Để xác định được phân khúc thị trường mục tiêu của mình, Bạn cần xác định tiềm năng về doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của từng phân khúc thị trường và mức độ cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh (cạch tranh trực tiếp và thay thế) để xác định mức độ hấp dẫn của từng phân khúc. Đối thủ cạch tranh trực tiếp như Uber và Grap, còn đối thủ cạch tranh thay thế như không đi ô tô thì đi tầu hỏa. Bạn cũng cần xác định điểm mạnh yếu của mình và vị thế cạnh tranh của mình để đánh giá mức độ nỗ lực tham gia của mình khi thâm nhập vào thị trường. Có một kỹ thật gọi là bảng QUICK WIN để xác định đâu là những phân khúc bạn nên để ý nhất. Bạn lên biểu đồ với 1 trục là độ hấp dẫn của thị trường và một trục là sự nỗ lực của Bạn. Bạn tự đánh giá và cho điểm từ 1 đến 5 (1 là khó/kém nhất và 5 là dễ/tốt nhất) rồi bạn nhập số liệu vào đồ thị tọa độ. Tất cả những phân khúc nằm ở góc trên bên trái là những phân khúc tốt nhất. Nhưng nay cả khi đã có được phân khúc mục tiêu rồi thì Bạn vẫn chưa triển khai được ý tưởng kinh doanh vì đây là những phỏng đoán chủ quan từ Bạn. Vì vậy Bạn cần hỏi từ 5 đến 7 khách hàng lại mỗi phân khúc mục tiêu để xác nhận lại những giả định của mình. Hãy nhớ là hỏi ý kiến khách hàng cảm nhận về sản phẩm dịch vụ của mình chứ không phải làm mình đi chào sản phẩm vì khi đó khách hàng có xu hướng không nói hết hoặc phòng thủ. Chính qua những lần hỏi này Bạn mới phát hiện được nhiều giả định bị sai và phải điều chỉnh lại việc phân khúc và chọn phân khúc khách hàng mục tiêu. Bạn hãy bình tính và đứng quá hoảng sợ khi phải làm lại vì bây giờ bạn đã có thông tin và kinh nghiệm nên chỉ tốn thời gian bằng 1/10 so với với ban đầu. Nghề kinh doanh cũng lắm công phu nên Bạn cần phải kiên nhẫn. Thà đổ mồ hôi trên thao trường hơn đổ tiền trên thị trường. Lời khuyên: Các bạn nên làm việc nhóm và tổ chức thành buổi hướng thảo luận (brainstorming) để phản biện một cách xây dựng với nhau về tất cả các phân khúc đã tìm ra. Hãy nhìn sự việc bằng 3 con mắt, con mắt của mình, con mắt của khách hàng và con mắt của người ngoài cuộc để có quan điểm khách quan. Các Bạn nên rút gọn lại khoản 10 phân khúc mục tiêu. Đây là những phân khúc mà khách hàng dễ chấp nhận mua sản phẩm nhất, phân khúc hấp dẫn (lợi nhuật cao) nhất và Bạn có khả năng tiếp xúc khách hàng dễ nhất mà không bị vấp phải sự cạnh tranh quá lớn (khó vào thị trường) từ đối thủ cạch tranh. Các phân khúc này cần có khả năng mở rộng sang các phân khúc khác và phù hợp với mục tiêu, mong muốn, phong cách kinh doanh của Bạn. Chúc mừng Bạn. Bạn đã lựa chọn được thị trường mục tiêu của mình. Đón đọc: Đâu là đột phá khẩu để bước vào thị trường