CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: KHI VIỆT NAM BỊ ĐỘNG

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003 đã nhất trí đẩy mạnh thực hiện các liên kết kinh tế nội khối, cụ thể:

    1. Đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế hiện có: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, hiệp định khung ASEAN về dịch vụ và khu vực đầu tư ASEAN.
    2. Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên.
    3. Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, người lao động và tăng cường các thể chế ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển.

    Đến hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007, các thành viên đã nhất trí việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC – ASEAN Economic Community) vào năm 2015, là 1 trong 3 trụ cột quan trọng (Chính trị an ninh, Kinh tế và Văn hóa xã hội) trong mục tiêu hội nhập khu vực vào năm 2020 mà các nước đang nỗ lực hướng đến, giống Cộng đồng châu Âu, tức sẽ có đồng tiền chung, chính sách kinh tế & tài chính chung.

    I/ VẬY CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 LÀ GÌ?

    Một thị trường chung hơn 600 triệu dân của các nước Đông Nam Á. Các nguồn tài chính, vốn đầu tư và nhân lực sẽ tự do lưu thông. Hiệp định tự do ASEAN (AFTA) được mở rộng, hầu hết hàng hóa khu vực sẽ trở về mức thuế 0%.

    II/ AEC HÌNH THÀNH, NHỮNG CƠ HỘI NÀO MỞ RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VN?

    Biên giới hàng hóa 11 nước ASEAN bị xóa bỏ. Không còn rào cản thương mại là cơ hội lớn cho mọi doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường khổng lồ với GDP 2000 tỷ USD. Bên cạnh đó, ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với 6 đối tác lớn nhất châu Á Thái Bình Dương: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc & New Zealand. Như vậy các doanh nghiệp ASEAN nói chung, và VN nói riêng sẽ có thêm nhiều hướng để phân phối hàng hóa đến các thị trường tiềm năng.

    III/ VÀ AEC ĐI KÈM NHỮNG THÁCH THỨC GÌ?

    + Các doanh nghiệp còn mù mờ về AEC. Ngoại trừ một số nhỏ các doanh nghiệp lớn có nhiều kinh nghiệm làm ăn ở nước ngoài, còn lại vẫn bị động và chưa có bước đi cụ thể trong tình huống hàng hóa ASEAN tràn ngập thị trường trong nước. Sự bị động còn nằm ở chính sách vỹ mô, khi chính phủ chưa có động thái nào giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh. Ở Thái Lan, năm 2012 bộ công nghiệp nước này đã huấn luyện cho hơn 7000 doanh nghiệp nội thất, may mặc, thực phẩm… những kiến thức cơ bản về môi trường cạnh tranh trong cộng đồng kinh tế ASEAN [1]. Tại Philipines, chính phủ nước này đã cho thành lập tổ công tác kỹ thuật (TWG) với mục tiêu nhanh chóng tháo gỡ những nút thắt cổ chai đang kìm hãm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và làm sao cải thiện môi trường kinh doanh, giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm lực của mình [2].
    + Tư duy làm kinh tế. Cách đây 10 năm, cụm từ VN là con rồng thứ 2, đến 2020 VN sẽ cơ bản thành nước công nghiệp… được xem là sự kỳ vọng lớn. Nhưng thực tế, tại thời điểm hiện nay, những ai mơ mộng mới tin 7 năm nữa VN kịp thành nước công nghiệp. Thậm chí, một số chuyên gia nhận định đây là thời kỳ khó khăn nhất của nền kinh tế từ sau đổi mới. Một trong những nguyên nhân sâu xa là trong thời gian dài tư duy làm kinh tế của chúng ta quanh quẩn với “chặt cây” và “khai thác quặng”, trong khi thế giới đã thay đổi hướng đến nền kinh tế tri thức. Trong ASEAN, hầu hết các nền kinh tế đều có sự khởi đầu khó khăn như nhau, nhưng họ mau chóng xác định đâu là ngành thế mạnh làm đòn bẩy cho nền kinh tế. Như Philipines là Gia công quy trình kinh doanh, Singapore & Malaysia là công nghệ thông tin, Thái Lan là xuất khẩu… Nếu không thay đổi tư duy “làm kinh tế từ những gì có sẵn” và chưa xác định được ngành chủ lực, có sức cạnh tranh cao và là điểm tựa cho nền kinh tế, sẽ rất khó khi VN hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp dày dàn kinh nghiệm của các nước ASEAN.

    + Nguồn nhân lực. Năm 2010, khi thăm VN, cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được hỏi làm sao để VN tránh tụt hậu, ông đưa ra lời khuyên: “tiếng Anh”. Theo ông, “Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”. Thực tế hiện nay rất ít trường đại học VN chú trọng tiếng Anh trong giảng dạy, ngoại trừ một số ít đã thực sự bắt đầu (Đại học FPT, đại học Hoa Sen …). Với tình hình đó, kết quả gần như toàn bộ SV VN hiện nay ra trường không thể giao tiếp tốt tiếng Anh. Nhìn quanh khu vực, hiện tiếng Anh là tiếng phổ thông ở Philipines, Maylaysia & Singapore. Các nước như Thái Lan, Brunei & Indonesia cũng đã đi trước VN. Chưa kể nguồn lao động ở những nước này được đánh giá ít bỏ việc và chuyên nghiệp hơn. Chúng ta đã biết thời gian qua ở Bình Dương, một số công ty nước ngoài từ chối nhận lao động từ Thanh Hóa, Nghệ An… Chúng ta tưởng tượng viễn cảnh xa hơn, sau 2015, các công ty công nghệ thông tin, sản xuất, dịch vụ có vốn FDI ở ngay TPHCM & Hà Nội, sẽ không nhận người VN, thay vào đó là nhân lực Philipines dễ nghe lời và nói tiếng Anh thành thạo. Nhân công VN sẽ thất nghiệp ngay trên sân nhà.

    Khu vực và thế giới đang có sự thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải hành động với những chính sách cụ thể, để không chậm chân trong tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng