Bằng những tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi, các doanh nghiệp đưa ra công chúng các thông điệp chiến lược của mình. Vậy các thông điệp đó cụ thể tuyên bố về điều gì, các doanh nghiệp cần nắm rõ: 1_ Tầm nhìn: Tuyên bố về định hướng và đích đến của một doanh nghiệp trong tương lai. 2_ Sứ mệnh: Tuyên bố về bản chất, lĩnh vực hoạt động và lý do tồn tại của doanh nghiệp. 3_ Giá trị cốt lõi: Những tuyên bố cam kết về những điều mang đến cho khách hàng, nhân viên và cổ đông. Hiểu một cách nôm na, doanh nghiệp dùng tuyên bố về Tầm nhìn và Sứ mệnh để khách hàng hiểu bản chất và định hướng của tổ chức. Tầm nhìn là đích đến và Sứ mệnh là chặng đường phải đi. Ở thời kỳ mới bắt đầu kinh doanh, Tầm nhìn và Sứ mệnh như tấm biển được chủ doanh nghiệp đưa lên để thông báo với khách hàng về món hàng của mình. Ông chủ hàng tôm cá trưng tấm biển " Ở đây bán tôm cá biển tươi ngon số 1 " tức khách hàng muốn mua tôm cá nước ngọt sẽ phải tìm đến tiệm khác. Hãy hiểu rằng sự khẳng định này không phải tự dưng mà có, nó đến từ kinh nghiệm kinh doanh cá tôm biển lâu năm, sự tự tin vào chất lượng cá tôm biển như cam kết, niềm tin của những ngư dân cung cấp và sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng. Bên cạnh đó, điều này còn đến từ suy nghĩ và hành động nhất quán của mọi người trong cửa hàng, từ ông chủ đến nhân viên cam kết " chuyên bán cá tôm biển tươi ngon số 1" trong mọi hoàn cảnh. Cam kết thông qua hành động sẽ trở thành văn hóa doanh nghiệp, và theo thời gian cam kết này trở thành đặc điểm định vị giá trị của cửa hàng cá tôm trong lòng khách hàng.. Văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn từ thế hệ nhân viên này đến thế hệ nhân viên khác. Đó cũng chính là cách mà Sứ mệnh, Tầm nhìn và các Giá trị cốt lõi sống mãi và trường tồn cùng doanh nghiệp. Trên đây chỉ là một phần kết quả của các hành động giúp doanh nghiệp tuyên bố về Sứ mệnh và Tầm nhìn, mà còn có hàng loạt các kết quả của các hành động khác như: _ Phân tích kinh tế vĩ mô; _ Phân tích ngành; _ Rà soát mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; _ Xác định các khoảng trống năng lực của doanh nghiệp; _ Xác định các định vị giá trị của doanh nghiệp đối với khách hàng và thị trường. Trên thế giới cũng như trong giới quản trị chiến lược, một số công cụ thường được dùng bao gồm: Poster's Five Forces, SWOT, PEST hay PESTLE. Để vận dụng tốt các công cụ và các hành động trên; doanh nghiệp cần phải có quá trình và nhận thức nghiêm túc; và hãy nhớ rằng, Khổng tử có câu: " Hãy tìm hiểu quá khứ nếu muốn xác định tương lai."