Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý về tiêu hóa, đây là tình trạng dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra các triệu chứng trên thực quản. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett hoặc thậm chí là ung thư biểu mô tuyến thực quản. Vậy chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào chính xác nhất! Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Trào ngược dạ dày thực quản có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease ( GERD), đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện bình thường mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để thức ăn, sau khi dịch lỏng di chuyển vào dạ dày sẽ làm co thắt này sẽ đóng lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản. Việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp cho việc sớm điều trị kịp thời sẽ giúp cho bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được xem xét và đưa ra các cách chẩn đoán phù hợp xác định được chứng bệnh một cách nhanh chóng. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản một cách chính xác nhất nhé! Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thế nào chính xác nhất Chẩn đoán lâm sàng Nội soi cho bệnh nhân Kiểm tra độ pH 24 giờ cho bệnh nhân với triệu chứng điển hình nhưng có kết quả nội soi bình thường. Đối với các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình của GERD có thể thử dùng liệu pháp ức chế axit. Còn với những bệnh nhân không cải thiện hoặc có triệu chứng kéo dài có biểu hiện của biến chứng cần được làm thêm các xét nghiệm khác. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không còn hoạt động hiệu quả và khiến axit dạ dày thường xuyên đi ngược vào đường dẫn nối miệng và da dày ( thực quản) gây viêm loét làm tổn thương niêm mạc thực quản. 1. Chẩn đoán lâm sàng Để chẩn đoán trào ngược dạ dày trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, sau đó sẽ hỏi về các triệu chứng, dấu hiệu trào ngược thực quản mà người bệnh có thể gặp phải. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp như sau: + Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua Sự giãn cơ thắt thực quản dưới khiến dạ dày không thể giữ hơi, dịch vị và dễ dàng trào ngược lên thực quản, xuất hiện các chất dạ dày trào ngược giúp kích thích thực quuanr gây nóng rát ở vùng thượng vị lên vùng phía sau xương ức. Hầu hết các triệu chứng này xuất hiện sau bữa ăn hoặc lúc người bệnh trong tư thế cúi gập người về phía trước. + Buồn nôn, nôn Người bệnh bị trào ngược thường xuất hiện cảm giác buồn nôn, bởi trào ngược dạ dày khiến dạ dày tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, buồn nôn... + Đau tức ngực Các chất trong dạ dày di chuyển trở lại vào thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, đôi lúc còn gây lên sự chèn ép dây thần kinh trên niêm mạc thực quản tạo cảm giác đau tức ngực gần vùng bụng trên. Do đó, gây ra hiện tượng đau tức ngực, hen suyễn... + Ho dai dẳng Ho là sự phản xạ do sự gia tăng axit dạ dày vào thực quản, đôi lúc có thể rơi vào thanh quản hoặc cổ họng. Đây được gọi là loại trào ngược họng - thanh quản có thể gây ho kéo dài. 2. Nội soi dạ dày thực quản Nội soi dạ dày thực quản phương pháp này thực hiện bằng cách đưa một ống soi mềm thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa qua đường miệng. Từ hình ảnh thu được từ ống soi các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận cùng phương pháp điều trị thích hợp. Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay có 2 cách nội soi dạ dày thực quản như sau: + Nội soi không gây mê + Nội soi gây mê Ngoài ra, phương pháp nội soi này còn giúp chẩn đoán trào ngược dạ dày giúp phát hiện những vết thương rất nhỏ ngoài ra cách này còn giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản dạ dày. 3. Theo dõi pH thực quản Một trong những cách chẩn đoán trào ngược dạ dày bằng việc theo dõi pH thực quản trong 24 giờ là cách giúp xác minh dòng trào ngược axit. Cách này giúp kiểm tra người bệnh có những triệu chứng trào ngược dạ dày như: đau tức ngực, ho mạn tính, hen suyễn, viêm thanh quản để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian của triệu chứng đến bệnh lý. Đối với phương pháp này còn dùng cho các trường hợp chẩn đoán không rõ sau khi điều trị thử và nội soi. Sau khi được chẩn đoán mắc phải chứng trào ngược dạ dày, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa. Đồng thời bạn biết cách để điều trị trào ngược dạ dày thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và phẫu thuật trào ngược khi cần. Giải pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả =>> Nếu bạn đang mắc phải những triệu chứng trên của trào ngược dạ dày cần được giải đáp, mọi thắc mắc có thể liên hệ tới nhà thuốc qua đường dây nóng 0977.890.845 để được tư vấn tận tình nhất. Nguồn: chualanhbenh.com