5 bước giúp bạn thiết kế cuộc đời

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    “Cuộc đời thật lộn xộn” (Life is messy). Khó có một công thức, một hình mẫu (prototype) chung theo kiểu one-size-fits-all để có thể quản lý, vận hành cuộc sống được. Mình luôn hoài nghi trước những công thức, các giải pháp nhằm quy giản hóa (reductionism) cuộc đời, vốn dĩ không đơn giản. Cho nên khi nghe cụm từ “thiết kế cuộc đời” khiến mình không thoải mái tiếp nhận. Thế nhưng, “Thiết kế cuộc đời bạn” (Designing your life) là tên của một cuốn sách của Bill Burnett và Dave Evans, hai giáo sư của ĐH Stanford, đồng thời cũng là một khóa học hướng nghiệp nổi tiếng và thú vị của trường này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và cách sống một cuộc đời có ý nghĩa và trọn vẹn bằng cách sử dụng tư duy thiết kế (design thinking). Tư duy thiết kế là một công cụ tuyệt vời để thiết kế sản phẩm, dịch vụ và có thể được sử dụng để thiết kế và xây dựng sự nghiệp và cuộc đời của bạn, mang lại một cuộc sống viên mãn đầy niềm vui, không ngừng sáng tạo và hiệu quả, với những khả năng bất ngờ.

    Các tác giả phân biệt có hai kiểu tư duy: tư duy kỹ thuật (engineering thinking) và tư duy thiết kế (design thinking).

    Lối tư duy kỹ thuật là nhắm đến kết quả, các tiến trình thường được biết trước, các thông số, tiêu chuẩn là cụ thể; như thế giúp giải được bài toán và có thể sử dụng lại (reuse) kết quả cho những bài toán tương tự. Ví dụ như muốn xây một cây cầu dây văng như cầu Mỹ Thuận, chúng ta có thể có thực hiện được bằng cách “thiết kế” một cây cầu theo các chuẩn mực định hình như trọng tải, kết cấu cầu, độ dốc, khổ thông thuyền, hệ cáp dây văng,...thực ra “thiết kế” ở đây vẫn là tư duy kỹ thuật và kinh nghiệm về làm cầu Mỹ Thuận có thể học được từ cách làm cầu dây văng của Úc, của Nhật, có thể áp dụng cho việc xâu cầu Nhật Tân và các cầu khác sau này nếu có cùng kiểu dây văng. Tất nhiên, việc xây cầu khác nhau có những thông số khác nhau nhưng tựu trung các bước thực hiện là cố định, các quy chuẩn là xác định rõ.

    Tuy nhiên, tồn tại các bài toán được gọi là “wicked problems” theo như tác giả là không có chuẩn mực, luôn được điều chỉnh, khó dự đoán trước ví dụ như việc xây dựng quốc gia, sống một cuộc đời. Tất nhiên cũng có nhiều tham vọng mô hình hóa các vấn đề phức tạp này nhưng thường thì kết quả chưa có sức thuyết phục. Các vấn đề này cũng là vấn đề con người (human problem) với mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn có thể được điều chỉnh liên tục trong suốt quá trình thực hiện. Người ta đi đến cuối con đường của mình mới biết liệu đó là một cuộc đời thành công và mình có là người tử tế. Những vấn đề này nếu áp dụng lối tư duy kỹ thuật thì có nhiều hạn chế mà hạn chế cốt lõi là thiếu linh hoạt, uyển chuyển, giáo điều và bất cập.

    Tác giả trình bày các công cụ (toolkits) để thực hiện việc “thiết kế cuộc đời bạn”, chia nhỏ thao tác này thành những 5 bước nhỏ như sau:

    1. Luôn tò mò - Đây là điểm ban đầu, xuất phát điểm của mọi tư duy sáng tạo. Einstein có câu nói nổi tiếng: “Tôi không thông minh, tôi chỉ tò mò một cách đam mê”.

    2. Thử mẫu - Tạo mẫu (prototyping) một phần cơ bản của tư duy thiết kế, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mà chúng ta cố gắng và đưa ra nhiều các mẫu thử nghiệm giá hợp lý và dễ dàng để thực hiện để có thể kiểm tra các giả định của mình. Kiểm nghiệm là một phần quan trọng của sự thay đổi tổ chức và nó phải là một phần cơ bản của việc thiết kế cuộc sống. Cũng như vậy, tư duy thiết kế cũng khuyến khích nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.

    3. Định hình lại vấn đề - có một số thiên kiến (bias) nhận thức rất nổi bật, thường xuyên, hạn chế suy nghĩ và sự lựa chọn của chúng ta. Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả cách chúng ta định hình vấn đề (frame a problem) đóng một phần quan trọng trong việc chúng ta bắt đầu thực hiện hoặc trì hoãn nó. Bằng cách định hình lại (reframe) các vấn đề, chúng ta có thể nhìn vào các tình huống với một ánh sáng mới và đưa ra những giải pháp tốt hơn cho nó.

    4. Biết rằng nó là một quá trình - Trong thế kỷ 21, muốn thành công điều cần nhất phải nhận thức rằng việc học tập là suốt đời, và việc thiết kế cuộc sống của bạn (designing your life) phù hợp với khuôn nhận thức này. Không có điểm kết thúc thực sự và việc thiết kế này quan tâm đến tiến trình thực hiện hơn là kết quả của việc đạt được nó. Việc tập trung vào quá trình chứ không phải là kết quả sẽ cho phép bạn đạt được từng bước trong mọi tình huống, tốt hay xấu. Khi mục tiêu lớn, khó khăn sẽ gây cho chúng ta những lo âu trong khi chú trọng đến quá trình sẽ làm giảm áp lực và tận hưởng những trải nghiệm của việc leo một ngọn núi.

    5. Yêu cầu giúp đỡ - Thiết kế và sáng chế là quá trình hợp tác, thiết kế cuộc sống của bạn cũng không khác. Burnett và Evans ủng hộ việc có một cách tiếp cận mở, cả với những ý tưởng và hiểu biết mới, bạn có thể nhận được từ mọi người về những lời khuyên, những hướng đi mới, nhưng không những thế còn về các thông tin phản hồi từ những người khác về những ý tưởng thiết kế của mình.

    Burnett và Evans đã cung cấp khóa học này cho hơn 2000 sinh viên đại học Stanford trong hơn 15 năm qua, và các tác giả đã nói về tầm quan trọng của tư duy thiết kế này với những bạn sinh viên trẻ:

    "Chỉ trong thập kỷ qua nơi làm việc (workplace) trên thế giới thay đổi sâu sắc. Nhiều thay đổi này là những thách thức rất lớn, nhưng nó cũng có thể dẫn đến những cơ hội tuyệt vời. Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm được cho những người trẻ - và bất cứ ai trong thực tế - là cho phép họ thích ứng và dạy họ những kỹ năng cần thiết để làm chủ vận mệnh của mình."
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng