10 ĐIỂM PHÁP LÝ CEO KHỞI NGHIỆP CẦN BIẾT

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Sinh Viên Luật, 8/4/17.

  1. Sinh Viên Luật

    Sinh Viên Luật Moderator

    Các điểm lưu ý này tôi chia sẻ tại Lớp CEO Khởi nghiệp – CLB Quản trị & Khởi nghiệp (Khóa 1, 2) và ghi lại để chia sẻ với các anh chị không có cơ hội học lớp này. Đồng thời các CEO doanh nghiệp SME và Startup có thắc mắc về pháp lý, có thể ghi bên dưới, các luật sư sẽ giải đáp.

    1. HỆ THỐNG - Bảo đảm pháp lý toàn hệ thống từ khi khởi sự kinh doanh, bắt đầu từ hệ thống chính sách tuân thủ nội bộ cho đến chính sách kinh doanh.

    2. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH - Tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh (hoặc linh hoạt áp dụng để phù hợp) để tránh việc kinh doanh trái phép, kinh doanh “lụi” hay kinh doanh ngoài vòng pháp luật.

    3. SỞ HỮU – ĐIỀU HÀNH - Xác định tỷ lệ sở hữu và nắm quyền kiểm soát của chủ sở hữu, người điều hành trong từng giai đoạn khởi nghiệp, đặc biệt là khi có cổ đông sáng lập mới hay khi tiếp nhận đầu tư.

    4. SỞ HỮU TRÍ TUỆ - Xác lập quyền sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt và biết cách khai thác các tài sản trí tuệ;

    5. BẢO MẬT THÔNG TIN - Thiết lập các công cụ pháp lý về bảo mật thông tin (cam kết bằng văn bản) và kiểm soát thông tin trên toàn doanh nghiệp và trong các giao dịch;

    6. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ - Cần am hiểu luật để xây dựng chính sách nhân sự phù hợp quy định pháp luật lao động, có cơ chế xử lý nghiêm và tạo cơ chế ràng buộc tài nguyên lao động thuộc doanh nghiệp.

    7. TÀI CHÍNH - Biết các quy định về tài chính doanh nghiệp, các khoản thuế phải đó, cơ chế pháp lý dòng tiền, hóa đơn chứng từ và báo cáo tài chính; cần thỏa thuận kỹ nếu thuê dịch vụ kế toán thuê ngoài.

    8. BÁN HÀNG - Nắm các điểm pháp lý mấu chốt để đàm phán kinh doanh, giao dịch và ký kết hợp đồng thương mại an toàn và hợp pháp; dù là thường ở “cuu73a dưới” trong các giao dịch với các doanh nghiệp lớn – nhưng cân nhắc kỹ khi thỏa thuận các điều kiện tiên quyết của hợp đồng.

    9. TRANH CHẤP - Ý thức rằng kinh doanh là không tranh chấp; “vô phúc đáo tụng đình”, các xung đột nên thương lượng, hòa giải thay vì kiện cáo nhau.

    10. TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN - Cần biết các hành lang pháp lý về quản trị và lĩnh vực kinh doanh để kiểm soát trách nhiệm cá nhân cho mình và đội ngũ, bao gồm trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự.

    Luật sư Nguyễn Văn Lộc
    Chủ tịch LP Group
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Anh Lộc là một người cực giỏi, bản lĩnh chuyên chia sẻ những kiến thức hữu ích cho cộng đồng