Cản trở quyền thăm nom con là hành vi trái với quy định tại Khoản 3 Điều 82 của Luật Hôn Nhân Gia đình năm 2014: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền thăm nuôi con sau ly hôn". Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi dưỡng và chăm sóc con thì sẽ do Tòa án quyết định. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của vợ chồng cùng với mong muốn của con nếu con trên 7 tuổi để quyết định ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con và người trực tiếp nuôi con phải bảo đảm không cản trở quyền thăm nom của người còn lại. Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 cũng có quy định Tòa án có quyền cản trở quyền thăm nom của cha hoặc mẹ khi họ lạm dụng quyền thăm nuôi con sau LY HÔN để cản trở hay gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người có quyền trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn của người đó. Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình đã quy định về hành vi cản trở quyền thăm nom như sau: “Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”. Khi bị cản trở quyền thăm nom, cha hoặc mẹ – hoặc người không trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu UBND nơi người kia cư trú can thiệp. buộc chấm dứt hành vi đó và đòi lại quyền thăm nuôi con sau ly hôn. Như vậy, khi người có quyền trực tiếp nuôi con mà có hành vi cản trở quyền thăm nom của người còn lại sau khi ly hôn thì sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014.