Xử lý hành vi bạo hành trẻ em

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi luatsugioi_102, 31/8/22.

  1. luatsugioi_102

    luatsugioi_102 Thành viên mới

    Các hành vi đánh đập, hành hạ, mang tính chất xâm phạm thân thể hoặc đối xử tồi tệ với trẻ em đều là các hành vi xâm hại quyền trẻ em, mang tính bạo hành trẻ em và đương nhiên bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Những nội dung về hành vi này được quy định tại Điều 5 Khoản 6, Điều 7 và Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.

    Giờ đây, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không còn là trách nhiệm của riêng gia đình mà là trách nhiệm của mỗi công dân và của toàn xã hội. Tất cả mọi hành vi cố ý gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những hành vi bạo hành trẻ em có thể kể đến là đánh đập, đối xử một cách tồi tệ với trẻ em; bắt trẻ nhịn ăn, uống, hạn chế ăn mặc và vệ sinh cá nhân, giam hãm và bắt trẻ em sống ở môi trường nguy hiểm, độc hại; xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi bới, đe dọa gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật khiến trẻ em sợ hãi, gây tổn thương về mặt tinh thần. Như vậy, pháp luật đã quy định và liệt kê những hành vi bạo hành trẻ em. Không chỉ những hành vi đánh đập, ngược đãi, gây tổn hại đến thân thể của trẻ em mới xem là hành vi bạo hành trẻ em, mà ngay cả việc hăm dọa, chửi bới, lăng mạ, gây tổn hại đến tinh thần, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của trẻ cũng xem là một dạng hành vi bạo hành trẻ em nghiêm trọng.

    Theo đó, chế tài xử lý đối với những đối tượng thực hiện hành vi bạo hành trẻ em sẽ tùy theo mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi đó mang lại. Bao gồm các hình thức như sau: Xử phạt hành chính đối với đối tượng thực hiện hành vi ngược đãi trẻ em, phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng và buộc phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em (nếu có) theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Xử phạt hành chính đối với đối tượng là nhà giáo thực hiện hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và bị đình chỉ giảng dạy từ 1 – 6 tháng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

    Bên cạnh những chế tài xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em với mức độ đặc biệt nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cả Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực thi hành đều quy định mức phạt tù cho người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em tương tự nhau. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt, đó là trong Bộ luật Hình sự 2015, từ “trẻ em” đã không còn được sử dụng, thay vào đó là cụm từ “người dưới 16 tuổi” nhằm xác định rõ độ tuổi đối tượng bị bạo hành.

    Cụ thể có các tội danh và hình thức xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (văn bản đang có hiệu lực) như sau:
    • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999;​
    • Tội hành hạ trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 1999;​
    • Tội đe dọa giết trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 7 năm theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự 1999;​
    • Tội giết trẻ em với mức phạt tù cao nhất là tử hình theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999;​

    Hành vi bạo hành trẻ em là hành vi gây nguy hiểm không chỉ cho đối tượng trực tiếp chịu tác động đó là trẻ em mà còn là mối nguy hại cho toàn xã hội. Vì vậy, cả xã hội cần phải chung tay loại bỏ hành vi này ngay lập tức bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mạnh mẽ ngăn chặn những hành vi tiềm ẩn nguy cơ bạo hành trẻ em cũng như tố cáo các hành vi bạo hành trẻ em ngay lập tức. Đồng thời, Nhà nước ta cần phải đặt ra các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa nhằm xử lý các đối tượng thực hiện hành vi bạo hành trẻ em.

    LIÊN HỆ:
    Hotline: 0794.80.8888
    Web: luatsutotung.com​
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. luatsugioi_102

    luatsugioi_102 Thành viên mới

    Nhiều điều trong bộ luật này đã được đổi mới, các bạn hãy cập nhật những thông tin mới nhất trong Bộ Luật trẻ em 2016 số 102/2016/QH13.