1. Đọc đề bài thật kĩ một lượt Trước khi bắt đầu bài thi, bạn nên đọc lướt qua các nội dung 1 lượt để hiểu rằng hôm nay chúng ta sẽ nghe về vấn đề gì. Não bộ của bạn sẽ nhanh chóng hệ thống được lượng kiến thức cần thiết cho bài thi này, giúp xác suất chọn đáp án chính xác tăng đến 30%. Đọc kĩ nội dung sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu làm bài so với khi không hề biết bài thi có gì. 2. Tập đoán trước đáp án Các bài thi TOEIC hay IELTS thường có một đoạn break ngắn trước khi chuyển phần mới. Đó chính là thời gian để bạn tranh thủ đoán trước đáp án mình sẽ chọn. Ví dụ câu hỏi trong bài thi là: Johnson should be _________ in this conflict yesterday. Và bạn cần điền một từ sẽ nghe trong file vào chỗ trống này. Trước khi nghe, bạn hoàn toàn có thể đoán được chỗ trống sẽ là một tính từ, dựa trên kiến thức ngữ pháp mà chúng ta đã có. Hơn nữa, bạn có thể dịch được nội dung câu nói dựa vào những từ khác trong câu, vì thế chúng ta hoàn toàn có những suy đoán của riêng mình về đáp án như: bình tĩnh (calmed), dịu dàng (gentle), mạnh mẽ (strong), quyết đoán (decisive)… rất nhiều phương án có thể đưa ra. Và khi nghe đến đoạn này, đôi khi từ cần điền chính là từ mà bạn đã nghĩ tới trước đó. Và chúng ta chỉ cần so sánh cách phát âm giữa chúng là có thể dễ dàng chọn được đáp án chính xác thôi. 3. Viết trước theo cách phát âm ra nháp Khi làm bài thi nghe, đôi khi sẽ có rất nhiều từ bạn nghe thấy cách phát âm nhưng chưa thể nghĩ ra đó là từ nào. Điều này xảy ra do vốn từ của chúng ta không nhiều, hoặc chúng ta phát âm chưa tốt. Đừng vội thấy khó mà bỏ qua luôn câu hỏi đó nhé! Bạn hãy ghi thật chính xác những gì mình nghe thấy theo phát âm ra nháp trước, và tiếp tục theo mạch của file. Sau đó khi có thời gian suy nghĩ, hãy quay trở lại và đoán từ phù hợp nhất cho câu hỏi. Ví dụ bạn nghe thấy đoạn nói sau: “The new park provides water slide for children to play.” Nhưng nhất thời bạn không nhớ ra từ ‘slide”( đường trượt nước) là gì mà chỉ nghe thấy phát âm. Bạn hãy ghi y hệt ‘sờ lai” ra giấy. Sau đó khi kết hợp với những từ còn lại trong bài và kết hợp với cách phát âm, hãy cố gắng vẽ ra trong đầu những từ có cách phát âm gần giống như vậy: ‘slight’, ‘slice’, ‘slide’… và chọn một từ bạn thấy hợp lí. Hãy nhớ chú ý cả ending sounds bởi người bản ngữ luôn chú trọng phát âm kĩ phần này nữa nhé! 4. Hãy theo kịp tốc độ của bài nghe Tốc độ của bài nghe đôi khi sẽ khá nhanh khiến chúng ta bối rối và thường bị bỏ lại phía sau. Một lời khuyên cho bạn là đừng để tâm đến tất cả các câu hỏi vì chúng ta sẽ không kịp. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào, đừng dậm chân tại chỗ suy nghĩ vì bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều câu hỏi phía sau. Cách tốt nhất là hãy kệ câu hỏi đó và tiếp tục bài thi của mình. Biết đâu khi xâu chuỗi các vấn đề lại, bạn lại nhớ ra đáp án cho câu hỏi trước thì sao. 5. Đoán những từ không nghe được Điều này cũng tương tự như cách đoán từ ở phần trên, nhưng thay vì đoán trước khi nghe thì đây chính là những từ bạn đã trót… bỏ lỡ mà không nghe kịp. Một quy tắc trong bài thi nghe tiếng Anh là KHÔNG ĐƯỢC BỎ TRỐNG bất cứ một đáp án nào. Dù bạn có nghe được hay không, hãy cố gắng điền tất cả các đáp án. Đôi khi bạn có thể suy luận để đoán từ mà vẫn có nghĩa chính xác hoặc gần chính xác, và giám khảo vẫn cho điểm ở những câu hỏi như thế. Với 5 phương pháp như trên, bạn hãy yên tâm rằng mình luôn vượt qua các bài thi nghe một cách dễ dàng nhất mà không cần phải lo lắng, sợ hãi gì nữa nhé! Chúc các bạn thành công!