Xoa bụng có thể chữa táo bón rất hiệu quả nhé các mẹ

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi vanntq, 3/4/18.

  1. vanntq

    vanntq Thành viên

    Táo bón – bệnh không đơn giản

    Theo đông y, táo bón là bệnh đường tiêu hóa sinh ra do khí trệ, nhiệt kết, khí âm hư tổn, trường vị vận chuyển không thông gây nên.

    Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi tiêu trong một tuần. Táo bón nặng là khi đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Đây là hiện tượng phân cứng, phân khó tiêu và cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi tiêu.
    Chế độ ăn ít xơ, thói quen ít vận động, nhịn đại tiện sẽ làm giảm khả năng mót rặn của đại tràng. Khi mắc hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng có thể làm chậm chuyển động thông qua đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

    Ngoài ra, không uống đủ nước cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì phân hoàn toàn bị tắc.

    Táo bón khiến cơ thể bị nhiễm độc dẫn đến dị ứng mụn nhọt, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, tính tình thay đổi. Bên cạnh đó, táo bón còn tác động đến chức năng co bóp của đường ruột, gây xây xát tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn, phải rặn nhiều gây giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ). Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến cho người bệnh còn dễ viêm ruột thừa hơn. Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột, thậm chí dẫn đến ung thư đại trực tràng.

    Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh táo bón do chức năng tạng phủ suy thoái, đường ruột không thấm ướt.

    Xoa bụng – cách chữa bệnh táo bón đơn giản

    Xoa bụng được chỉ ra là cách chữa táo bón rất hiệu quả bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông và Tây y. Bản chất của xoa bụng chính là vận động giúp tăng cường nhu động đường ruột, kèm với hít thở có tiết luật, giảm bớt xảy ra táo bón. Bạn có thể áp dụng xoa bụng trị táo bón theo hai cách sau đây:

    Cách xoa bụng thứ nhất:

    Tay trái chống eo, tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng. Thực hiện xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, xoa 36 lần. Sau đó thực hiện tay phải chống eo và thực hiện ngược lại, cũng xoa 36 lần.

    [​IMG]
    Mẹo xoa bụng trị táo bón hiệu quả

    Cách xoa bụng thứ hai:

    Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ, sau đó dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 50 vòng. Cách này giúp cho tạng phế thải trừ được nhiều độc khí và hấp thu nhiều thanh khí.

    [​IMG]
    Thói quen xoa bụng chống táo bón

    Cách thực hiện xoa bụng chữa bệnh táo bón tuy đơn giản nhưng bạn nên lưu ý, sau khi ăn xong không nên xoa bụng ngay lập tức để giảm thiểu gánh nặng lên dạ dày. Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt mỏi hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bụng.

    Bị táo bón kiêng ăn gì - Chế độ ăn uống cho người bị bệnh táo bón

    Không chỉ thực hiện các bài tập xoa bụng hàng ngày, để phòng tránh táo bón thì lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng khá lớn.

    - Uống đủ nước: Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Do đó, uống nước tinh khiết đầy đủ được coi là phương cách hữu hiệu giúp giảm tình trạng táo bón do kích thích nhu động ruột. Bạn nên tập cho mình thói quen uống một cốc nước vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy và nên duy trì uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nếu lao động thể lực nhiều, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

    [​IMG]
    Nên ăn nhiều rau xanh để chống táo bón

    - Chế độ dinh dưỡng: Nên tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn có tác dụng làm tăng khối lượng phân, kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.

    Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, các loại đậu, khoai lang và một số loại rau quả như mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ, chuối tiêu. Magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng nhu động ruột. Sữa chua cũng có tác dụng tăng cường đáng kể các vi khuẩn có lợi trong ruột.

    - Nên ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa như thông thường.

    - Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tập cho mình thói quen đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

    - Đi ngủ sớm và dậy sớm, bớt lo nghĩ căng thẳng cũng là cách rất tốt để hạn chế tái phát bệnh táo bón.

    - Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng nhu động ruột và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

    Tìm hiểu: Cách chữa táo bón bằng mật ong

    Bà bầu bị táo bón - nguyên nhân và cách điều trị
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. sakaratt

    sakaratt Thành viên mới

    Mẹo của bạn rất hay. Mình cũng đã bị táo bón lâu ngày sẽ thử cách này để xem độ hiệu quả của nó.