Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ virus gây ra bệnh Covid-19 tấn công cơ thể con người thông qua thụ thể trên các tế bào có tên gọi ACE2 và tế bào mang thụ thể ACE2 đều có thể bị virus tấn công. Tế bào này lại có nhiều ở đường hô hấp, trong thận, trong não, tim, gan đó là điểm đích để virus tấn công. Một vị trí nhiều tế bào ACE2 đó là vi mạch và thành mạch máu. Nếu virus tấn công vào đó sẽ tạo nên phản ứng và phản ứng nguy hại nhất đó là làm đông máu trong các vi mạch đó. Đông máu trong vi mạch phổi làm suy hô hấp. Còn đông máu trong cơ quan khác thì cơ quan ấy không còn máu nuôi dưỡng thì cũng dẫn đến suy nhanh chóng vì thế bệnh nhân có thể bị suy đa phủ tạng nhanh chóng. Bác sĩ Cấp hiện đang tăng cường cho Bệnh viện Trung ương Huế, tại đây có 12 bệnh nhân Covid-19 được chuyển sang từ Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện các bệnh nhân vẫn đang điều trị tích cực có nhiều bệnh nhân nặng và có bệnh lý nền đi kèm. Bác sĩ Cấp cho biết bình thường virus Sars-CoV-2 tấn công bất cứ ai và có thể gây ra biến chứng nhưng đối với những người có bệnh nền thì nguy cơ diễn tiến nặng nguy hiểm hơn nhiều. Các bệnh nhân đều nặng từ ngày thứ 8 khi mắc bệnh và nhờ thế các y bác sĩ sẽ biết được đưa ra các kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh nền mãn tính thì bệnh sẽ tiến triển nặng. Đối với người có bệnh nền ví dụ suy thận mãn thì khi mắc virus Sars-Cov-2 sẽ nhanh chóng làm tiến triển bệnh nặng hơn và có thể tử vong nhanh. Các bác sĩ chăm sóc người bệnh Bác sĩ Cấp chia sẻ thời gian qua có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 lại có bệnh lý nền nặng như suy thận, suy tim và dù chúng ta dốc toàn lực nhưng vẫn không thể cứu được. Đây là nỗi đau của cộng đồng và đặc biệt là của ngành y. F1 bắt buộc phải cách ly tập trung PGS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cho biết hiện tại Covid-19 chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch Covid-19 là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng. PGS Dương cho biết đó là cơ sở cho việc tổ chức cách ly đối với các trường hợp có liên quan đến ca bệnh và liên quan đến ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19. Riêng đối với các trường hợp F1, trong hướng dẫn của Bộ Y tế, đây là những đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 cần có sự chú ý đặc biệt hơn. F1 là chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 2 m, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 là người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh từ người bệnh. Có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng. Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh Covid-19 hay ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch. F1 không được cách ly tại nhà vì việc cách ly tại nhà là hoàn toàn không triệt để, khó kiểm soát. Chỉ cần người F1 đó lơ là, mất cảnh giác một chút thôi hoặc vi phạm quy định đi ra ngoài (mà lại là trường hợp nhiễm bệnh chưa được phát hiện ra) khi đó nguy cơ gieo rắc virus rất lớn, tạo thành lỗ thủng trong hệ thống phòng dịch của chúng ta. Để từ đó lây bệnh ra bên ngoài. [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xem thêm : Tin tức mỗi ngày mới nhất với Hit vn[/FONT] Đối tượng F1 cần tuân thủ nghiêm ngặt cách ly tập trung. Đây vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ công dân. Quyền lợi là được cách ly theo dõi y tế, được phát hiện ngay, chăm sóc y tế ngay nếu mắc bệnh, bảo vệ được sức khỏe, tính mạng. Còn nghĩa vụ là mình vào cách ly tập trung, tuân thủ các nội quy cách ly để bệnh không lây lan sang người khác, sang cộng đồng.