Viêm phế quản ở trẻ gồm có những triệu chứng khởi đầu là gì ?

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi dthieu96, 19/10/17.

  1. dthieu96

    dthieu96 Thành viên

    Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới, hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kip thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.

    Tham khảo thêm: chữa viêm thanh quản bằng đông y

    Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

    Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực v.v… Bởi viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

    Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cỏ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

    Các mẹ nên ghi nhớ những biểu hiện theo giai đoạn của trẻ viêm phế quản như sau để có cách điều trị kịp thời:

    – Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

    – Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

    – Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

    Xem chi tiết qua bài viết: Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong

    Điều trị bệnh viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả?

    Dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ khi bị viêm phế quản là ho, sổ mũi, viêm họng, ho có đờm và các dấu hiệu nhiễm khuẩn khác nên nhiều mẹ mắc sai lầm là sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng bản chất của thuốc kháng sinh cũng là một loại virus nên có thể làm dứt những triệu chứng đau rát, viêm họng, nhưng không thể chưa trị tận gốc viêm phế quản, mặt khác lại làm giảm đi sức đề kháng của trẻ nhỏ. Bởi vậy, trước khi sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho, nên có sự thăm khám của bác sỹ và kê theo đơn thuốc của bác sỹ, sử dụng đúng liều và đúng thuốc.

    Ngay khi nhận ra các dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm, thật nhiều nước ấm bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn. Lúc này, nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì điều này sẽ đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi. Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sỹ để có thể điều trị trị liệu và hút đờm ra ngoài.

    Trẻ thường bị cảm hay sổ mũi kèm kheo khi bị viêm phế quản. Tuy điều này không quá là nguy hiểm nhưng các mẹ cũng nên điều trị dứt điểm, tránh để virus lây lan dẫn đến các biến chứng không đáng có. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì nên cho bé uống nhiều nước ấm, quần áo của trẻ phải thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại. Trong trường hợp sốt nặng (trên 38oC) thì có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, hai thuốc này sẽ giúp trẻ hạ sốt. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, thở gấp, da xanh hoặc bỏ ăn, nôn mửa thì cần đến gặp bác sỹ ngay.

    Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quan trẻ thật sạch sẽ, đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh trẻ, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.

    Tìm hiểu thêm: chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng