Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, được hai bên quy định trong hợp đồng như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Việc quy định như vậy nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Khi soạn điều khoản này, cần phải xem xét đến mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau của các bên mà quy định hoặc không quy định về vấn đề vi phạm. Thông thường, với những đối tác có mối quan hệ thân thiết, tin cẫy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong thời gian dài thì thường các chủ thể không thỏa thuận điều khoản này. Tuy nhiên, điều khoản này trong hợp đồng cần thiết để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tránh những rủi ro đáng tiếc không hay xảy ra trong hợp đồng. Trong hợp đồng các bên không có thỏa thuận phạt thì khi có vi phạm xảy ra, bên bị vi phạm sẽ không thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng để buộc bên vi phạm phạm phải gánh trách nhiệm vật chất do hành vi vi phạm hợp đồng được. Vì thế, để nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng, khi soạn thảo, cũng cần thiết phải đưa điều khoản này vào hợp đồng. Việc xây dựng điều khoản phạt được quy định chung cho mọi hành vị vi phạm trong hợp đồng. Đây là cách thức mà phần lớn các hợp đồng trên thực tế thường soạn thảo. Căn cứ vào từng loại hợp đồng mà có mức phạt vi phạm được áp dụng như sau: Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự được quy định Theo Điều 418 BLDS 2015 quy định: Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 : đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Mức phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014 có quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng: “Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.” Theo đó, mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm Bên cạnh đó, các bên trong hợp đồng cũng cần phải lưu ý khi pháp luật không có quy đinh cụ thể về loại hình thức phạt. Vì thế, nhiều hợp đồng đã ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài rất cần thiết. Do đó, khi soạn thảo một hợp đồng các bên trong hợp đồng nên quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. TƯ VẤN RÀ SOÁT, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG ----------------------------------------------------- Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595 Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan-An Phú-Quận 2-TP.HCM Website: luatsuhopdong.vn - Email: hopdong@luatsurieng.net Fanpage: https://www.facebook.com/luatsuhopdong.vn/