Vi bằng do Thừa phát lại lập

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Chaunim98, 3/9/19.

  1. Chaunim98

    Chaunim98 Thành viên mới

    Công việc của Thừa phát lại:
    Văn phòng thừa phát lại có chức năng sau:

    • Lập Vi Bằng Ghi Nhận Sự Kiện, Hành Vi Được Dùng Làm Chứng Cứ Trong Xét Xử Hay Các Quan Hệ Pháp Lý Khác Theo Yêu Cầu Của Cá Nhân, Cơ Quan, Tổ Chức.
    • Thông Báo, Giao Nhận Các Văn Bản Theo Yêu Cầu Của Tòa Án, Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự.
    • Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Theo Yêu Cầu Của Đương Sự.
    • Trực Tiếp Tổ Chức Thi Hành Án Các Bản Án, Quyết Định Của Tòa Án Theo Yêu Cầu Của Đương Sự. Thừa Phát Lại Không Tổ Chức Thi Hành Án Các Bản Án, Quyết Định Thuộc Diện Thủ Trưởng Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Chủ Động Ra Quyết Định Thi Hành Án
    Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng. Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

    Có thể lấy một ví dụ đơn giản để thấy sự khác nhau giữa hoạt động lập vi bằng và hoạt động công chứng như sau: Bên A và bên B ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó họ phải đến văn phòng công chứng, gặp chứng viên để thỏa thuận và ký kết hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên. Sau khi hợp đồng được ký kết với sự chứng thực của công chứng viên, khi hai bên “bước ra khỏi cửa” văn phòng công chứng thì công chứng viên không nhất thiết phải quan tâm việc hợp đồng đó được thực hiện thế nào? việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiến hành ra sao? Có vi phạm trong thực hiện các thỏa thuận không?. Từ đây có thể sẽ xuất hiện vai trò của thừa phát lại. Họ có thể sẽ chứng kiến và lập vi bằng về việc chuyển giao quyền sử dụng đất, lập vi bằng về những vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng… nếu các bên yêu cầu họ làm vậy.

    Trong thực tế, chúng ta có thể gặp trường hợp người khác nhờ chúng ta làm chứng cho một giao dịch hay một sự việc cụ thể (làm chứng cho di chúc miệng, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc…). Khi phát sinh tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp mời ta lên với tư cách người làm chứng. Chúng ta sẽ mô tả lại những việc mà ta chứng kiến có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, lời chứng của chúng ta có là chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan giải quyết tranh chấp cần đối chất, kiểm tra lại. Còn Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm (nếu cần thiết) tại thời điểm lập vi bằng. Vi bằng đó phải được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập. Chính những yếu tố đó là ưu điểm tăng chứng cho vi bằng và luật quy định bản thân vi bằng có giá trị chứng cứ.


    Liên hệ tư vấn về dịch vụ lập vi bằng: 0374443777
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng