VÀI NÉT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1980 -2020

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Anam, 2/5/17.

  1. Anam

    Anam Thành viên

    VÀI NÉT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1980 -2020 & NHỮNG BƯỚC NGOẶT CẦN LƯU Ý ĐẶC BIỆT ( Phần 1 )

    LỜI NÓI ĐẦU :

    Năm ngoái tôi đã viết bài cho phong trào khởi nghiệp, năm nay tôi sẽ viết loạt bài cho phong trào tái khởi nghiệp hay quản trị chiến lược – tái cấu trúc doanh nghiệp sau khởi nghiệp ( Công việc gắn kết nhiều với tôi 10 năm trở lại đây) – chủ đề & mục đích chính của “ Quản trị & Khởi Nghiệp” của chúng ta.
    Với gần 35 năm đồng hành & trải nghiệm với nhiều loại hình doanh nghiệp từ 1982 đến nay, từ công ty nhà nước, các tổng công ty 90 & 91, đến các công ty đa quốc gia, các quỹ đầu tư quốc tế, các tập đoàn tư nhân lớn & doanh nghiêp SME tại Việt nam, tôi xin đúc rút ra một vài nét lớn trong đặc điểm phát triển doanh nghiệp tại Việt nam từ thập niên 1980s đến nay. Dưới góc nhìn có thể chưa toàn diện thị trường & nền kinh tế xong cũng đủ khái quát được những điểm hình trong mỗi thời kỳ cùng những giai đoạn có tính chất bước ngoặt rất đáng chú ý & các thách thức cải cách chiến lược dưới góc độ là chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư.

    Tôi không tham dự Hội thảo ngày 27.04.2017 với diễn giả là anh Nguyễn Duy Hưng & cũng không biết nội dung chi tiết như thế nào nhưng tôi tin là có những góc nhìn tương tự.

    Nhân bạn Yên Võ có loạt bài về các giai đoạn khởi nghiệp, thiết nghĩ dưới góc độ & tư duy của người làm tư vấn quản trị chiến lược cho doanh nghiệp nhiều trải nghiệm, tôi xin viết & chia sẻ với các bạn nhằm góp phần tích cực giúp mọi người nhận thức & dự báo -nhận diện chân thực một số bước ngoặt có tính quy luật trong quá trình phát triển của doanh nghiệp mình để chuẩn bị kế hoạch nhằm cải cách, tái cấu trúc cho quá trình & phát triển bền vững dài lâu.

    Các giai đoạn phát triển của các doanh nghiệp tại Việt nam có thể chia theo những thập niên. Có một sự tương ứng nhất định theo các thập niên. Trong các thập niên có thể hình thành từ hai tiểu giai đoạn, mỗi giai đoạn là 5 năm, nó cũng có thể tương ứng với các kế hoạch 5 năm của chính phủ.
    Tôi cũng chỉ nêu lên 5 đặc điểm mà theo tôi quan trọng nhất:

    1. THẬP NIÊN 1980-1989:

    - Từ 1981 đến 1986, nền kinh tế Việt nam chìm vào khủng khoảng đặc biệt trầm trọng. Chiến tranh biên giới kép, đổi tiền lần 2…. Áng sáng cuối đường hầm le lói sau chính sách đổi mới của Đại hội 6, nền kinh tế cần 3 năm để tư tưởng này bắt đầu đi vào cuộc sống. Nó đặc biệt thay đổi nhanh sau 1989 vì một sự kiện làm thay đổi thế giới khi hệ thống XHCN Đông Âu tan dã.
    - Mặt khác cũng có tác động tích cực của quan hệ Việt – Trung đã thay đổi từ chiến tranh sang bình thường hóa sau khi Trung quốc đã có chính sách đổi mới & cải cách kinh tế 10 năm ( Từ 1978)
    - Đây có thể nói là thời kỳ rất bế tắc & không lối thoát cho doanh nghiệp Việt mà chủ yếu là sở hữu nhà nước nếu không có đổi mới (Thay đổi hay là chết)
    - Các doanh nghiệp làm mọi thứ để tồn tại. Nào kế hoạch 1 : kế hoach do nhà nước giao ( Pháp lệnh bắt buộc); Kế hoạch 2 : do Bộ chủ quản giao có tỷ lệ giữ lại cho doanh nghiệp nhất định & rồi kế hoạch 3 do doanh nghiệp tự tìm kiếm & khai thác thị trường còn sơ khai với tỷ lệ lợi ích đươc giữ lại cao nhất.
    - Gần như chưa xuất hiện doanh nghiệp tư nhân
    Cùng với các công trình trọng điểm quốc gia, thời kỳ này cũng đã sản sinh & trưởng thành rất nhiều chuyên gia giỏi & đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo, xây dựng, dầu khí…như Công trình thủy điện Sông đà, Đồng nai, Dầu khí Vũng tàu, Đường dây 500KV Bắc Nam…

    2. THẬP NIÊN 1990 – 1999:

    - Sau luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)được thông qua 1989, có sự bùng nổ tham gia của các công ty đa quốc gia vào Việt nam trước tiên là dưới chức năng văn phòng đại diện & sau đó là công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt sau khi lệnh cấm vận dỡ bỏ & bình thường hóa của Hoa kỳ được thiết lập từng bước.

    - Từ đầu những năm 1990 hàng loạt doanh nghiệp tư nhân ra đời như các EPCO, Minh Phụng, VP Bank, ACB, Sacombank, Techcombank…và sau đó đến FPT, Đông A, VIB…

    - Các công ty nhà nước thì đước cải cách lần đầu bằng các tổng công ty 90 hay 91
    - Sự gia tăng mạnh mẽ các công ty xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có giấy phép xuất nhập khẩu, có nguồn thu ngoại tệ thì được nhập một phần hoặc toàn bộ hàng tiêu dùng để phân phối trong nước. Bộ mặt của nền kinh tế & thị trường đã bắt đầu thay đổi…
    - Có thể nói đây là: “ LÀN SÓNG KHỞI NGHIỆP LẦN 1”
    Đây là thời kỳ nhập khẩu nguyên chiếc & thiết lập hệ thống phân phối sơ khai trong 5 năm đầu của thập niêm này. Các công ty nước ngoài hoạt động dưới chức năng Văn phòng Đại diện là chủ yếu. Họ nghiên cứu thị trường, tham vấn chính phủ cải cách luật lệ để chuẩn bị đầu tư mạnh vào giai đoạn 2 của thập niên này.

    Giai đoạn cuối của thập niên này chứng kiến sự khủng hoảng tại thị trường châu Á từ 1997 xong ảnh hưởng tại Việt nam có một độ trễ gần hai năm. Thực tế tận năm 1999 chúng ta mới thấy biểu hiện rõ tại Việt nam qua sự đóng băng của thị trường bất động sản.

    Sự bùng nổ của vốn đầu tư nước ngoài, thiết lập các cở sở sản xuất tại Việt nam vừa để xuất khẩu & vừa phân phối nội địa. Các công ty liên doanh ra đời hàng loạt. Hệ thống phân phối được thiết lập bài bản & rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt nam. Giai đoạn này có một thế hệ nhà quản lý & doanh nhân Việt nam mới hình thành qua các trải nghiệm đáng quý tại các liên doanh của các công hàng đầu như : VMEP, P & G, Uniliver, Tiger, Heineken, Metro, Big C, Sony, Samsung…Họ đang là những doanh chủ, doanh nhân & quản lý cao cấp cho các tập đoàn thành công hiện nay.

    Các doanh nghiệp & doanh chủ không thành công ở giai đoạn này thường là bị thói quen của công ty gia đình, nhân viên chủ yếu là họ hàng người nhà, người quen nên các quy trình chuẩn (SOP) chưa hoăc khó áp dụng. Việc huy động các nguồn lực để phát triển lên quy mô lớn hơn càng khó khăn, các cam kết cảm tính bằng lời thiếu tầm nhìn, sự thiếu vắng chiến lược dài hạn & tính pháp lý đã làm lụi tạn các nguồn lực & tiềm năng…

    Xuất hiện nhu cầu cấp bách cho thập niêm kế tiếp là : huy động vốn, cổ phần hóa – tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, M & A để xây dựng các giá trị chứ không đơn thuần là kinh doanh qua mua rẻ & bán đắt để có margin. Tôi gọi là thời kỳ này là thập niên xây dựng & phát triển doanh nghiệp chủ yếu bằng chênh lệch giá & cổ tức ( Dividend’s &
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Trinh Hieu

    Trinh Hieu Thành viên

    http://dongduonggroups.vn/lien-ke-tay-mo-residence/
    Dự án Tây Mỗ residence tọa lạc tại Tây mỗ - Nam Từ Liêm - Hà nội. Chủ đầu tư contrexim1 uy tín, chuyên nghiệp đem lại cho dự án 1 luồng gió mới về loại hình Biệt thự, liền kề.
    Thông tin chi tiết dự án Tây mỗ residence hotline(24/7): 093 261 5678