Núm vú bị tụt có nguy hiểm không? Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt từ khi sinh ra không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể muốn điều trị vì lý do thẩm mỹ. >>>> Hình ảnh núm vú tụt trên diễn đàn tâm sự dao kéo Còn khi đột nhiên bị tụt núm vú hoặc chỉ tụt một bên núm vú và/hoặc kèm các biểu hiện sau, bạn nên đi khám bác sĩ: Núm vú tiết dịch bất thường (tiết sữa khi bạn không có thai hoặc không cho con bú, dịch tiết màu vàng, xám hoặc máu,...). Tự sờ thấy khối ở vùng vú. Nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn,... Loét núm vú. Đau tức khó chịu vùng vú. Sốt kéo dài. Thay đổi hình dạng, kích thước của vú. Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt từ khi sinh ra không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Núm vú bị tụt ở phụ nữ cho con bú Núm vú bị tụt mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của phụ nữ. Tùy mức độ núm vú bị tụt, cho bé bú có thể gặp khó khăn Mức độ 1: Bạn có thể kéo núm vú ra một cách nhẹ nhàng và có thể duy trì hình dạng này. Mức độ tụt này không gây ra vấn đề lớn với việc cho con bú. Mức độ 2: Bạn có thể kéo núm vú ra, nhưng không dễ dàng và sau khi thả tay ra thì núm vú lại tụt vào trong. Bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú. Mức độ 3: Bạn không thể kéo núm vú ra bằng tay. Khi cố gắng đẩy núm vú ra bên ngoài thì nó lập tức tụt vào trong. Nuôi con bằng sữa mẹ với trường hợp này có thể rất khó khăn, thậm chí là không thể. Mặc dù núm vú bị tụt có thể làm cho việc cho con bú trở nên khó khăn, em bé hoàn toàn có thể ngậm lấy toàn bộ quầng vú, kéo núm vú về phía trong cổ họng. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể cho con bú với núm vú bị tụt. Ngoài ra, kích thích núm vú thường làm cho núm vú nhô ra. Và nhiều trường hợp núm vú bị tụt lại nhô ra ngoài một cách tự nhiên ở các phụ nữ có thai và cho con bú >>>> thảo luận tụt núm vú có cho con bú được không