9h ngày 25/9/2018, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia sẽ tư vấn cho độc giả những vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch. GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia. Thưa giáo sư, tôi đã đặt 1 stend cho động mạch vành cách đây 2 năm, từ đó tới nay tôi vẫn dùng thuốc và khám định kỳ tại viện tim Hà Nội và phòng khám tim mạch ngoài giờ tại TPHCM. Giáo sư cho tôi hỏi tôi có phải đi chụp kiểm tra không? Xin cảm ơn giáo sư! Nguyễn Tiến Thức, 53 tuổi, BT6-A24 Mỹ đình 2 Hà NộiGS. TS. Nguyễn Lân Việt: Sau khi đã được nong và đặt Stent động mạch vành thì người bệnh vẫn cần thiết có khám định kỳ và làm 1 số xét nghiệm thường quy theo chỉ định của bác sỹ để biết được tình trạng của bệnh cũng như 1 số biến chứng có thể xảy ra, từ đó thầy thuốc mới có hướng điều trị kịp thời cho mình. Nói chung, các thầy thuốc thường chỉ chỉ định chụp lại động mạch vành khi bệnh nhân có biểu hiện đau tức ngực, khó thở khi gắng sức hoặc qua 1 số thăm dò thấy có biểu hiện của hẹp tắc Stent hay hẹp tắc những vị trí động mạch vành khác.Tôi là nữ, 59 tuổi. Huyết áp thường xuyên của tôi là 130/ 80. Cao 1m52, nặng 56kg . Ba mẹ tôi đều bị huyết áp cao. Nhưng gần đây tôi bị hiện tượng choáng váng và khi đo thì huyết áp là 130/60. Tôi có uống nước đường nóng nhưng không thấy bớt Xin hỏi Bác sĩ: 1/ Đây là hiện tượng gì? Có phải triệu chứng suy tim không? 2/ Nên đối phó tức thời bằng cách nào ngoài việc nằm nghỉ? 3/ Có cách nào phòng tránh? Xin cám ơn Bác sĩ Nguyễn thị Lan, 59 tuổi, 190 Thảo điền quận 2 TPHCMGS. TS. Nguyễn Lân Việt: Hiện tượng choáng váng có thể xảy ra nhất thời hoặc thường xuyên. Choáng váng là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau như tụt huyết áp hoặc ngược lại khi huyết áp quá cao, thiếu máu, hạ đường huyết, hẹp động mạch cảnh, tai biến mạch não thoáng qua, một số các rối loạn nhịp tim, v.v. Vì vậy, chị nên đến bệnh viện để các bác sỹ khám lâm sàng và làm 1 số thăm dò cần thiết để xác định xem nguyên nhân choáng váng của chị là gì.Thưa bác sĩ, hiện tại vợ cháu đang mang thai được 28 tuần. Khi siêu âm ở tuần 18 bác sĩ phát hiện thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh (hội chứng thiểu sản thất trái). Cháu đã đưa vợ đi hội chẩn ở viện C bác sĩ cũng kết luận như vậy. Bác sĩ khuyên cháu nên đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt vì đây là dị tật bẩm sinh nặng và hiếm gặp. Cháu và vợ đã suy nghĩ rất nhiều, hai bên gia đình không cho vợ chồng cháu bỏ đứa bé vì sợ mang tội. Vì thế cháu đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, những lần siêu âm tiếp theo các chỉ số siêu âm thai con cháu đều đạt tiêu chuẩn. Thưa bác sĩ liệu sau khi sinh ra con cháu có được khoẻ mạnh và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác được không? Việt Nam đã có ca phẫu thuật hội chứng thiểu sản thất trái nào chưa và tỷ lệ thành công là bao nhiêu ah? Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ! Trần Minh Thanh, 26 tuổiGS.TS Nguyễn Lân Việt: Nếu đúng như các Bác sĩ đã xác định thai nhi của vợ chồng cháu bị thiểu sản thất trái thì đây thực sự là 1 dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp nhưng rất nặng và tiên lượng thường xấu, song nếu gia đình cháu quyết tâm để vợ cháu giữ thai thì sau khi sinh chắc chắn cần làm siêu âm doppler tim để khẳng định có đúng như chẩn đoán trước sinh hay không. Hy vọng là sau khi sinh mà cấu trúc tim không đúng như chẩn đoán trước sinh thì tốt quá! Còn theo tôi biết thì những trường hợp thiểu sản thất trái bẩm sinh gần như chưa có biện pháp điều trị triệt để mà chỉ có các biện pháp điều trị tạm thời mà thôi. GS.TS Nguyễn Lân ViệtChào giáo sư Nguyễn Lân Việt! Cháu xin hỏi một số vấn đề xung quanh việc thông liên nhĩ. Trước đây không biết. Đến năm 2012 khi sinh bé đầu tiên và đi khám vợ cháu mới phát hiện bị thông liên nhĩ và trong năm đó đã đi bít rù ở C7 Khoa tim mạnh BV Bạch Mai rồi. Sức khoẻ tương đối ổn định. Vậy cho cháu hỏi phương pháp bít rù đó được bao nhiêu thời gian và có phải đi bít lại không hay làm các cuộc phẫu thuật khác không?Ít nữa về già có bị ảnh hưởng nữa không? Vợ chồng cháu vẫn còn trẻ và sinh được một bé năm 2012. Liệu đến sau 4-5 năm nữa vợ chồng cháu muốn có bé nữa liệu được không? Có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của vợ cháu không? Rất mong được giáo sư trả lời Cháu xin chân thành cảm ơn! Nguyen Phuc Thanh, 32 tuổi, Thanh xa, Nghia Hiep, Yen My, Hung YenGS.TS Nguyễn Lân Việt: Thông liên nhĩ là bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp. Điều trị đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da là 1 biện pháp điều trị tiên tiến, thay thế cho phẫu thuật trước đây. Về nguyên tắc, sau khi bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ thành công bệnh nhân có thể coi như khỏi bệnh hoàn toàn. Tùy vào tình trạng bệnh nhân trước khi làm thủ thuật, các bác sỹ chuyên khoa tim mạch sẽ có kế hoạch tái khám và theo dõi cho bệnh nhân. Trường hợp của vợ cháu nên đến khám CK tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai để được thăm khám lại. Nếu sức khỏe vợ cháu khá ổn định như cháu nói và kiểm tra thấy áp lực động mạch phổi bình thường thì việc có thai và sinh đẻ tiếp thường cũng không bị ảnh hưởng gì.Xin chào giáo sư! Tôi năm nay 33 tuổi, tôi phát hiện mình bị bênh tim (sa van 2 lá, ngoại tâm thu) năm 26 tuổi. Tôi dùng betaloc 25 mg trong vòng 1 năm trước khi sinh em bé năm 28 tuổi. Bé thứ nhất tôi phải mổ đẻ, nên 1 năm cho con bú tôi không dùng thuốc điều trị. Từ năm 29-31 tuổi tôi có theo dõi và điều trị tại phòng khám tim ở phố Lê Thanh Nghị, dùng thuốc vastarel và cordarone 200mg. Vì có ý định sinh em bé nên tôi dừng thuốc và hiện tôi đang có bầu gần 6 tháng. Kết quả khám siêu âm và điện tâm đồ mới nhất kết luận tôi bị hở van 2 lá 2/4 và ngoại tâm thu nhịp đôi.Tuy nhiên, trong 3 tuần gần đây tôi thấy mình bị phù chân nhiều. Lúc đầu chỉ là buổi chiều nhưng giờ thì bị phù cả ngày, nhịp tim rất loạn, thi thoảng có triệu chứng giật mình hít sâu khi ngủ. Tôi đã thực hiện chế độ ăn nhạt và đi bộ nhưng ko thấy đỡ. Tôi rất lo lắng vì sợ dùng thuốc ảnh hưởng đến em bé nên tôi rất mong GS tư vấn giúp tôi: làm thế nào để duy trì thai kỳ bình thường và sinh nở an toàn. Xin cảm ơn GS và chúc GS luôn mạnh khỏe. Chúc vnexpress ngày một phát triển. nguyễn thị lan, 33 tuổi, 570-nguyễn khoái-hnGS. TS. Nguyễn Lân Việt: Trường hợp của chị bị hở van 2 lá mức độ vừa, ngoại tâm thu nhịp đôi, phù 2 chân, lại đang mang thai gần 6 tháng. Chị rất cần đến viện tim mạch, bệnh viện Bạch Mai để được các thầy thuốc khám lâm sàng cụ thể và làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết để có thể xác định mức độ bệnh, loại hình và số lượng ngoại tâm thu, từ đó mới chỉ định được biện pháp điều trị thích hợp nhất cho chị.Kính thưa GS. TS. Nguyễn Lân Việt; Tôi đã mổ tim thay van 2 lá cách đây 4 năm, vẫn uống Symtron đều đặn theo toa bác sĩ. Ngoài ra, tôi còn uống các loại thuốc trị các bệnh trầm cảm, phì đại tuyến tiền liệt, đau thần kinh toạ. Xin hỏi GS. TS. Nguy cơ hình thành cục máu đông có tăng cao khi uống nhiều loại thuốc như vậy không, và biện pháp đối phó? Xin GS.TS. Giúp tôi. Xin chân thành cảm tạ. Phạm văn Mát, 53 tuổi, 765 Tân Kỳ Tân Quý,Bình Hưng Hoà A, Bình Tân.GS. TS. Nguyễn Lân Việt: Về nguyên tắc, khi đã thay van 2 lá cơ học thì bắt buộc phải sử dụng các thuốc chống đông máu 1 cách thường xuyên. Trường hợp của ông vẫn đang uống Sintrom đều đặn theo đơn của Bác sỹ như vậy là đúng. Nhưng ông cũng cần xét nghiệm về INR và tỷ lệ Prothrombin 1 cách định kỳ để các thây thuốc sẽ có cơ sở điều chỉnh kịp thời liều thuốc chống đông cho ông. Ông có nói là hiện tại ông còn đang uống thêm các thuốc trị bệnh trầm cảm, phì đại tiền liệt tuyến, đau thần kinh tọa. Các thuốc chống đông thường có bị tác động bởi nhiều loại thuốc khác. Ví dụ như các thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng hiệu quả thuốc chống đông nên dễ có nguy cơ bị chảy máu. Vì vậy, tốt nhất là ông nên xét nghiệm INR và PT 1 cách định kỳ và xin ý kiến trực tiếp của thầy thuốc điều trị về các loại thuốc mà ông định dùng thêm, để tránh tình trạng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc chống đông.bệnh huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tim ạ? Bùi Thị Kim Ngân, 26 tuổi, Hà NộiGiáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt: Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trong cộng đồng. Một số bệnh nhân có thể có các biểu hiện lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt hơi mờ... Nhưng rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp trong một thời gian dài lại không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt làm cho người bệnh tưởng là mình vẫn bình thường. Nhưng trên thực tế bệnh tăng huyết áp lại gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, nhưng những biến chứng đó lại diễn biến khá thầm lặng và ngày một nặng dần, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Những biến chứng thường gặp nhất do tăng huyết áp gây nên là những biến chứng ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn. Đối với tim, tăng huyết áp thường gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim Đối với thận, tăng huyết áp thường gây ra có protein trong nước tiểu, suy thận Đối với mắt, tăng huyết áp thường gây ra tổn thương đáy mắt với bốn giai đoạn khác nhau, gây ra xuất tiết, xuất huyết, phù gai mắt... Thậm chí có thể gây mù lòa cho người bệnh Đặc biệt, tăng huyết áp rất hay gây ra các biến chứng đối với não. Đó là tình trạng nhũn não hoặc chảy máu não, tai biến mạch não thoảng qua. Các triệu chứng có thể là nhẹ như đau đầu, loạng choạng, nói hơi ngọng, méo miệng, sụp mi... Hoặc nặng hơn như liệt nửa người, bán mê, hôn mê sâu... Gần đây, chúng ta cũng gặp rất nhiều các biến chứng về mạch máu lớn do tăng huyết áp gây nên như phình, hoặc phình tách thành động mạch chủ, một biến chứng rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy tốt nhất nếu đã bị tăng huyết áp thì nên điều chỉnh ngay lối sống hợp lý và sử dụng lâu dài các loại thuốc hạ áp theo đúng như hướng dân của các thầy thuốc để có thể đạt được huyết áp mục tiêu (HA dưới 140/90mmHg) và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh.Xin chào bác sĩ, đối với phụ nữ bước sang độ tuổi ngoài 50 thì cần có chế độ ăn như thế nào để bảo vệ tim mạch, giảm thiểu được các bệnh về tăng cholesterol. Cảm ơn bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, 56 tuổi, Hoàng Mai, Hà NộiGiáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt: Với phụ nữ ngoài 50 tuổi thì do tình trạng sụt giảm về các nội tiết tố nên người bệnh thường có rất nhiều biểu hiện khó chịu như người lúc nóng lúc lạnh, da dẻ không còn mịn màng nữa, hay có cảm giác bốc hỏa, nhịp tim nhanh, đau mỏi xương khớp... Đây là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở những phụ nữ trong lứa tuổi này vì vậy chị không nên quá lo lắng. Tốt nhất chị nên điều chỉnh lại chế độ làm việc, tăng cường tập thở và tập đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày. Chị nên hạn chế ăn mặn, tránh ăn mỡ động vật và các thực phẩm có nhiều axit béo bão hòa, nhiều cholesterol.... Mà nên ăn thay bằng các loại dầu thực vật. Ngoài ra, rất cần tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Có thể dùng thêm một số loại vitamin và các yếu tố vi lượng khác. Chị cũng nên chú ý giai đoạn này thường có kết hợp với hiện tượng loãng xương nên trong khẩu phần ăn uống cũng cần có các chất khoáng cần thiết.
Bạn có biết thế nào là nước sạch? Gọi ngay 1900 96 96 20 để được giải đáp #amida #nuocsach #maylocnuoc https://www.facebook.com/video.php?v=886089264914400
Bi-Cozyme là sản phẩm được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu dược lý của Mỹ với công thức kết hợp các thành phần quan trọng như Coenzym Q10 điều hòa mỡ máu, cân bằng hàm lượng cholesterol giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Nattokinase, Papain giúp dọn sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch, ngăn chăn hình thành cục máu đông. Từ đó giúp tim đẩy máu đi nuôi cơ thể được lưu thông dễ dàng và điều hòa ổn định huyết áp phòng tránh tai biến đột quỵ....