Thi công xây dựng đang là ngành phát triển mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Thi công xây dựng là công việc quan trọng góp phần vào việc hoàn thành dự án theo đúng tiến độ và chất lượng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh thi công xây dựng phải bổ sung ngành nghề kinh doanh thi công xây dựng. Thủ tục bổ sung ngành nghề thi công xây dựng được thực hiên như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thi công xây dựng gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên. Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ) Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm thi công xây dựng: STT Tên ngành Mã ngành 1. Xây dựng nhà các loại 4100 2. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210 3. Xây dựng công trình công ích 4220 4. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết:– Xây dựng công trình công nghiệp – Xây dựng công trình cửa như: Đường thuỷ, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống, đập và đê – Xây dựng đường hầm – Các công việc xây dựng khác không phải nhà như: Các công trình thể thao ngoài trời 4290 5. Phá dỡ 4311 6. Chuẩn bị mặt bằng 4312 7. Lắp đặt hệ thống điện 4321 8. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4322 9. Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. Chi tiết:– Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không thuộc về điện, hệ thống ống tưới nước,hệ thống lò sưởi và điều hoà nhiệt độ hoặc máy móc công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng kỹ thuật dân dụng ; – Lắp đặt hệ thống thiết bị công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng dân dụng như : + Thang máy, cầu thang tự động, + Các loại cửa tự động, + Hệ thống đèn chiếu sáng, + Hệ thống hút bụi, + Hệ thống âm thanh, + Hệ thống thiết bị dùng cho vui chơi giải trí. 4329 10. Hoàn thiện công trình xây dựng 4330 11. Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. Chi tiết:+ Xây dựng nền móng của toà nhà, gồm đóng cọc, + Thử độ ẩm và các công việc thử nước, + Chống ẩm các toà nhà, + Chôn chân trụ, + Dỡ bỏ các phần thép không tự sản xuất, + Uốn thép, + Xây gạch và đặt đá, + Lợp mái bao phủ toà nhà, + Dựng giàn giáo và các công việc tạo dựng mặt bằng bằng dỡ bỏ hoặc phá huỷ các công trình xây dựng trừ việc thuê giàn giáo và mặt bằng, + Dỡ bỏ ống khói và các nồi hơi công nghiệp, + Các công việc dưới bề mặt ; – Xây dựng bể bơi ngoài trời ; – Rửa bằng hơi nước, nổ cát và các hoạt động tương tự cho bề ngoài toà nhà ; – Thuê cần trục có người điều khiển. – Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình 4390Điều 157 Luật xây dựng 2014 Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ. Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả. Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng Bước 4: Xin cấp Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình phù hợp với hạng mục công trình dự kiến thi công Điều kiện Xin cấp Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau: Hạng I: Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng; Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm đối với trình độ đại học, 5 (năm) năm đối với trình độ cao đẳng nghề; Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình; Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại. Hạng II: Có ít nhất 2 (hai) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng; Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm; Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình; Có ít nhất 20 (hai mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại. Hạng III: Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng; Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận; Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình; Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. Phạm vi hoạt động: Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại; Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.