Tư cách pháp nhân của hợp tác xã tại việt nam

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 4/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Hợp tác xã là những tế bào của thành phần kinh tế tập thể. Trên thế giới, hợp tác xã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1844 tại nước Anh. Hơn 16 năm qua, các hợp tác xã đã hình thành và phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và đã trở thành một hình thức doanh nghiệp phổ biến.

    Ở nước ta, hợp tác xã được hình thành từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trải qua hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, tuy có những thay đổi về hình thức, về quy chế pháp lý điều chỉnh, nhưng trong điều kiện nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay, hợp tác xã vẫn có một vị thế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho không ít người dân lao động.

    Điều 1, Luật Hợp tác xã do Quốc hội ban hành ngày 26.11.2003 định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.

    Như vậy, có thể nhận thấy hợp tác xã có một số đặc điểm sau:

    - Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội. Với tư cách là tổ chức kinh tế, hợp tác xã cũng phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục đích cho việc thành lập và hoạt động. Luật Hợp tác xã 2003 quy định cơ chế hoạt động của hợp tác xã như một loại hình doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là hợp tác xã có vốn hoạt động do các xã viên đóng góp và từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật; có quyền tự chủ tài chính cũng như trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cũng phải thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi để phục vụ lợi ích của các xã viên, đồng thời duy trì sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã.

    Tuy là tổ chức kinh tế, nhưng hợp tác xã còn hoạt động vì mục đích xã hội. Với tính chất riêng biệt của mình, có thể nói hợp tác xã là một cộng đồng xã hội, một hình thức tổ chức kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thu nhập thấp, vốn ít; tạo điều kiện cho các đối tượng này tham gia làm kinh tế, cũng như giải quyết thêm việc làm và nâng cao đời sống cho chính các xã viên hợp tác xã, nâng cao khả năng cạnh tranh của những người sản xuất nhỏ trên thị trường nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo. Trong thực tế, hợp tác xã tồn tại và hoạt động chủ yếu vì mục đích xã hội. Nhiều hợp tác xã có thể không có lãi hoặc lãi không nhiều, nhưng nếu hoạt động của hợp tác xã có tác dụng làm cho hoạt động kinh tế của xã viên có hiệu quả thì tập thể xã viên vẫn nhất trí duy trì hợp tác xã. Chính vì điểm khác biệt về mục đích hoạt động như vậy nên hợp tác xã không phải là doanh nghiệp.

    - Tư cách pháp lý để tham gia hợp tác xã (xã viên). Theo Luật HTX, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đều có thể tham gia hợp tác xã. Người (tổ chức) tham gia hợp tác xã phải vừa góp vốn, vừa góp sức lao động phục vụ cho quá trình tổ chức hoạt động của hợp tác xã.

    Để được kết nạp trở thành xã viên, các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vốn từ đó hình thành nên tài sản, vốn hoạt động của hợp tác xã. Bộ luật Dân sự ngày 14.6.2005 quy định tài sản của hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể. Do đó, các xã viên chính là những người chủ của hợp tác xã. Họ là đồng chủ sở hữu hợp tác xã, có quyền hưởng lợi phù hợp với Điều lệ hợp tác xã và theo quy định của pháp luật. Đồng thời, mọi xã viên đều có quyền tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của hợp tác xã, cũng như tham gia quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, xã viên phải góp sức lao động và được trả công phù hợp. Vì vậy, ở hợp tác xã, xã viên vừa là người chủ sở hữu, vừa là người lao động.

    - Hợp tác xã có tư cách pháp nhân. Theo quy chế về pháp nhân, hợp tác xã là một chủ thể pháp lý độc lập, có tài sản riêng, tham gia vào các giao dịch pháp lý với tư cách riêng của mình và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng của mình. Mỗi xã viên trong hợp tác xã cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình.

    - Mục đích của hợp tác xã: Hợp tác xã được thành lập không vì mục đích trước hết là tìm kiếm lợi nhuận mà nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là mục đích xã hội quan trọng để phân biệt hợp tác xã với các doanh nghiệp và vì vậy, tuy hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, hạch toán kinh tế, nhưng không phải là doanh nghiệp. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng