Triết lý ly nước vơi một nửa và cách thâm nhập thị trường không giống ai của Vietjet

Thảo luận trong 'Chân dung cuộc sống' bắt đầu bởi toannangtrunghai, 2/4/18.

  1. toannangtrunghai

    toannangtrunghai Thành viên

    Triết lý ly nước vơi một nửa và cách thâm nhập thị trường không giống ai của Vietjet
    Triết lý “Ly nước này là ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa?”
    “Ly nước này là ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa?”-một vị hiền triết đã từng cầm cốc nước uống dở trên tay và hỏi mọi người như vậy. Câu hỏi đơn giản đó đã nhắc nhở mọi người một điều: thay đổi cách tư duy sẽ giúp bạn có cách nhìn vấn đề khác đi rất nhiều. Hầu hết mọi người đều chỉ nhìn vào phần nước còn trong ly mà không nhìn thấy ly vẫn còn chỗ trống để rót đầy thêm nước.

    Chuyện ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa đã trở thành một bài học kinh doanh lớn mà nhiều doanh nghiệp đã vận dụng thành công, mang lại hiệu quả kinh doanh cho mình. Một trong số đó là “Hãng hàng không bikini” Vietjet, dù sinh sau đẻ muộn nhưng lại là người đầu tiên khai phá cho thị trường hàng không low cost tại Việt Nam

    Cách thâm nhập tihj trường không giống ai của “”hãng hàng không bikini”” Vietjet
    [​IMG]

    Tại Hội nghị Đầu tư 2017 với chủ đề “Đột phá Tư duy Kinh doanh” do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức tại TP.HCM sáng 21/11, chuyện VietJetAir và bài học ly nước một lần nữa lại được Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình chia sẻ.

    Bà Bình khẳng định: “Hãng hàng không bikini” Vietjet là một trong những mô hình kinh doanh “đột phá” thành công nhất tại Việt Nam. Sự khác biệt, đột phá Vietjet đạt được chính là bởi cách nhìn nhận thị trường.

    Thay vì sống trong lo ngại bị cạnh tranh bởi những doanh nghiệp đi trước hay suốt ngày nhìn vào con số thị phần đã bị đánh chiếm và không biết bao giờ mình mới cạnh tranh nổi thì Vietjet nhìn nhận thị trường giống

    như khi nhìn vào ly nước của vị hiền triết. Từ khi thành lập, Vietjet không nhìn vào thị phần hàng không đã bị “đánh chiếm” bao nhiêu mà chỉ tập trung nhìn vào phần còn có thể khai thác bao nhiêu nữa. Phó Tổng giám đốc VietJet ví von: nếu cứ mãi nhìn vào phần nước đã được rót vào ly thì VietJet sẽ không nhìn thấy cơ hội của phần ly còn có thể rót thêm nữa. Chính nhờ tư duy “lạ” đó, VietJet đã nhìn thấy cơ hội lớn: “Với 100 triệu dân, mới chỉ 1% người dân Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không thì còn 99% cơ hội là của Vietjet”.

    VietJet cũng không nhắm vào những khách hàng đã đi máy bay. Cũng bằng tư duy ly nước vơi một nửa, Vietjet đã ra quyết định nhắm tới những khách hàng là những người chưa từng đi máy bay. Sự đột phá trong tư duy là coi đi lại bằng máy bay giản dị như đi xe bus chứ không xa xỉ như đi xe limousine.

    Điều Vietjet mong muốn không chỉ là phục vụ cho các hành khách mà hơn thế là phục vụ cho các khách hàng, hành khách chỉ là một bộ phận của khách hàng mà thôi.


    Bà Bình chia sẻ thêm: “Vietjet đang đi theo sự dịch chuyển của thị trường, mong muốn trở thành consumer airline, một hãng hàng không cung cấp tất cả những gì mà khách hàng có nhu cầu từ bộ trang phục bikini tới các dịch vụ du lịch, trả góp mua vé máy bay, bảo hiểm, mua hàng theo phương thức thương mại điện tử, các hoạt động logistic…”

    Tư duy đột phá của ly nước vơi một nửa đã giúp VietJet chọn được đường đi riêng cho mình và tạo ra xu hướng cho con đường mình đã chọn. VietJet cùng với các đối tác của mình tạo ra một hệ sinh thái dành riêng cho khách hàng, giúp khách hàng hưởng lợi nhiều hơn. Còn doanh nghiệp thì phát triển theo cấp số nhân. Vietjet cũng đi đầu trong ngành hàng không Việt Nam khi đưa các ứng dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng.

    Suy nghĩ theo lối cũ, đường mòn có thể có những lúc giúp bạn cảm giác an toàn, tuy nhiên, bạn sẽ không thể theo kịp nhịp sống mới, và một ngày nào đó sẽ trở nên tụt hậu so với những gì xung quanh. Đây chính là thông điệp mà câu chuyện về cách nhìn ly nước đưa ra, không chỉ áp dụng trong kinh doanh mà trong nhiều mặt của cuộc sống.

    Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không giá rẻ tư nhân đầu tiên của Việt Nam có trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Ngày 12 tháng 6 năm 2013, tại Paris Airshow, VietJetAir ký thoả thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho VietJetAir, trong đó có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD.
    Toàn Năng Group
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng