Táo bón là một vấn đề phổ biến và gây khó chịu đối với con người trên toàn thế giới, đặc biệt với đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu ở trẻ nhỏ các trẻ bị táo bón phần lớn là do thói quen, chế độ sinh hoạt thì có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón mà không thể xác định được nguyên nhân, do đó táo bón còn được chuẩn đoán là một bệnh lý chức năng. táo bón ở trẻ em Nhận Biết trẻ bị táo bón Trẻ bị táo bón có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy như: giảm số lần đi tiêu, phân rắn hoặc quá to làm trẻ gặp khó khăn khi đại tiện... Tuy nhiên, chỉ với những biểu hiện này thì vẫn có thể bị nhầm lẫn do ở trẻ sơ sinh thì số lần đi tiêu phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Theo tiêu chuẩn chuẩn đoán Quốc Tế thì: Một trẻ < = 4 tuổi được chuẩn đoán táo bón nếu trong 1 tháng gặp ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: - Đi tiêu < = 2 lần/ tuần - Ít nhất 1 lần/ tuần không tự chủ được việc đi vệ sinh sau khi đã tiếp thu các kỹ năng đi vệ sinh. - Tiền sử bí đại tiện quá mức. - Tiền sử đau hoặc khó đi đại tiện. - Có một lượng phân lớn trong trực tràng. - Tiền sử phân có đường kính lớn. Ảnh hưởng, tác hại của táo bón ở trẻ Táo bón không phải bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ: - Trẻ táo bón lâu ngày thì hấp thu dinh dưỡng kém - Trẻ bị nứt kẽ hậu môn, dễ dẫn đến bệnh trĩ. - Táo bón có thể làm trẻ bị biếng ăn, trẻ hay quấy khóc đau bụng hoặc nôn trớ. - Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ Bạn cần xác định được nguyên nhân trước khi lựa chọn một giải pháp điều trị cho trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón nhưng chủ yếu là từ hai hướng chính: 1. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt (yếu tố bên ngoài gây ra). 2. Do cơ thể bé, nguyên nhân từ đường tiêu hóa. Rõ ràng là nếu nguyên nhân trẻ bị táo bón là do cơ thể, thì bạn có bổ sung nước, chất xơ thêm nữa cũng khó lòng cải thiện được, vậy hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháptốt nhất nhé.