Tính hợp pháp của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 22/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Tính hợp pháp của hàng hoá

    Hàng hóa trong mua bán đương nhiên phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, quy định theo pháp luật dân sự. Mặt khác, còn phải tuân theo những quy định của pháp Luật Thương mại về điều kiện đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán.

    Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Hiện hành, đó là Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

    Đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói tại TP.HCM.

    Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:

    1) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
    2) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

    Đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhất định.

    Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

    Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường họp theo quy định của pháp luật.

    Nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và trách nhiệm của thương nhân trong việc ghi nhãn hàng hóa quy định trong Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.

    Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp: (i) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; (ii) Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

    Tham khảo dịch vụ luật sư dành cho doanh nghiệp tại TP.HCM.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng