Tìm hiểu về bệnh đại tràng dài

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi vanntq, 27/4/18.

  1. vanntq

    vanntq Thành viên

    So với viêm đại tràng, đại tràng co thắt, đại tràng dài là bệnh lý hiếm gặp hơn nên người bệnh khá chủ quan và không có nhiều thông tin. Vậy bệnh đại tràng dài là gì? Nguyên nhân và cách chữa ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Chiều dài bình thường của đại tràng từ khoảng 135cm đến 150cm. Bệnh đại tràng dài còn được gọi với tên khác là Dolichocolon. Bệnh chỉ tình trạng chiều dài của đại tràng ở một số người vượt quá giới hạn trung bình kể trên. Đại tràng dài thường chỉ được phát hiện thông qua chụp X-quang hoặc MRI khi bệnh nhân kiểm tra để chẩn đoán bệnh lý khác. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đại tràng dài sẽ xuất hiện ở đại tràng trái.



    Thông thường, bệnh đại tràng dài sẽ gặp nhiều ở trẻ em ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, cũng có một số nguy cơ dẫn tới bệnh này, như:

    - Do hậu môn trực tràng bị tổn thương kéo dài

    - Do rối loạn nội tiết: Bệnh đại tràng dài có thể là khởi phát sau khi mắc các chứng to các cực, chứng phù niêm…

    - Do nhiễm độc: Một số người nghiện thuốc phiện hay từng bị nhiễm độc chì có nguy cơ bị bệnh đại tràng dài cao.




    [​IMG]
    Đại tràng dài thường xuất hiện ở đại tràng trái



    Triệu chứng của bệnh đại tràng dài
    Triệu chứng của bệnh thường là rối loạn tiêu hoá dạng táo bón, lâu ngày làm người bệnh mệt mỏi, ăn kém… Vì thức ăn tiêu hoá xong đến ruột non vẫn còn rất lỏng, khi qua đại tràng nó sẽ bị hút bớt nước, tuy vẫn mềm nhão nhưng không còn lỏng như khi ở ruột non. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, phân lưu lại quá lâu trong đại tràng (quên hoặc nhịn đại tiện do bận rộn) thì phân càng bị hút bớt nước, trở nên rắn và khô hơn. Nếu đại tràng dài, phân phải mất rất nhiều thời gian để đi qua, vì vậy mà càng bị khô và dẫn đến táo bón. Biểu hiện táo bón ở bệnh nhân có thể diễn ra không thường xuyên hoặc nặng hơn có thể trở thành kinh niên.

    Hiếm gặp hơn là các biểu hiện đau bụng và nôn ói xảy ra khi đại tràng dài gây xoắn hoặc tắc ruột. Đây là biểu hiện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.



    Riêng đối với các trẻ em bẩm sinh bị bệnh đại tràng dài, các biểu hiện sẽ tiến triển như sau:

    - Triệu chứng xuất hiện trong tháng đầu tiên (chiếm 80-90% trường hợp) là rối loạn đi tiêu ở trẻ sơ sinh: Bé chậm đi tiêu phân xu sau 24 giờ đầu tiên, sau đó là táo bón thường xuyên; bụng bé chướng và tăng dần do ứ đọng phân. Bé thường xanh xao, bứt rức, thở nhanh do bụng chướng làm cản trở hô hấp.

    - Một số trẻ thì có ít triệu chứng và biểu hiện ở tuần thứ hai, thứ ba. Có trường hợp bệnh biểu hiện không rõ ràng trong 6 tháng đầu: Bé chỉ có những đợt táo bón thường xuyên, những đợt viêm ruột, lên cân chậm hơn bé bình thường.



    Thông thường đa số các trường hợp trẻ bị đại tràng dài không cần phải can thiệp y tế. Ngoại trừ một số bé có biểu hiện tắc, xoắn ruột hay không thể khắc phục được tình trạng táo bón thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.



    Phương pháp chữa bệnh đại tràng dài
    Mục tiêu chính của chữa bệnh đại tràng dài là làm giảm triệu chứng táo bón. Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thuốc nhuận tràng thẩm thấu Sorbitol với liều lượng mỗi ngày hai gói. Nếu cần thiết, người bệnh cần dùng thêm men tiêu hóa để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.



    Để giảm táo bón do bệnh đại tràng dài gây ra, bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp đơn giản như:

    - Nên ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ và vitamin, các loại trái cây chứa nhiều kali (chuối, đu đủ, quả lê, bơ), các loại rau nhuận tràng như: Mồng tơi, khoai lang, rau đay, súp lơ, rau chân vịt…

    - Tránh các thức ăn có vị chát (sung, chuối xanh, ổi xanh, nhót xanh) hoặc nhiều hạt (ổi, chuối hột).

    - Uống nhiều nước hơn bình thường (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày).

    - Nên “ăn chín uống sôi”, không ăn đồ ăn vỉa hè, “cơm hàng cháo chợ” không đảm bảo vệ sinh.

    - Đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Nên dùng bồn cầu dạng bệt thay cho bồn cầu ngồi xổm ,vì ngồi lâu sẽ gây khó chịu, khi đứng lên có thể xây xẩm mặt mày.



    [​IMG]
    Massage giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng




    - Massage bụng: Thường xuyên dùng tay massage bụng theo chiều kim đồng hồ, xuất phát từ hố chậu phải đi thẳng lên, ngang qua phần bụng trên, sang trái rồi đi dọc xuống, kết thúc ở hố chậu trái. Việc làm này sẽ giúp đại tràng co bóp mạnh hơn và đẩy phân ra nhanh hơn, tránh tình trạng táo bón.

    Xem thêm: Cách chữa viêm đại tràng bằng phương pháp massage bụng tại nhà
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng