Thuận tình ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 31/8/18.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chúng tôi lấy nhau từ đầu năm 2017. Chúng tôi có 01 con chung nay cháu được 8 tháng tuổi. Do nhiều mâu thuẫn vợ chồng nên chúng tôi quyết định thuận tình ly hôn.Tuy nhiên, chồng tôi và tôi không thỏa thuận được với nhau vấn đề con chung, anh ấy đòi bắt con tôi đi. Tôi phải né tránh và đề phòng vì sợ Anh đến chơi rồi bắt con đi mất. Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi bây giờ tôi nên làm gì?

    Admin:

    1. Căn cứ quy định tại Điều 55 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Như vậy, trường hợp vợ chồng bạn cùng có yêu cầu ly hôn, thì tòa án sẽ xem xét hai bên có thật sự tự nguyện ly hôn không và giải quyết ly hôn.

    Bạn và chồng cần thỏa thuận với nhau về vấn đề ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn và vấn đề cấp dưỡng cho con như mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng thế nào. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, thì yêu cầu tòa án giải quyết.

    2. Căn cứ quy định tại Điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì vì con chung của bạn 7 tháng tuổi do đó căn cứ quy định tại khoản 3 điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền nuôi con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom,chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc giữa bạn và chồng bạn có một thỏa thuận khác.
    CẢ NHÀ CÙNG THAM KHẢO VÀ CHO Ý KIẾN NHÉ.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng