Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng không muốn phát sinh thủ tục kê khai thuế như hình thức thành lập chi nhánh mà vẫn có thể phát sinh hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh. Bài viết này, FADI sẽ hướng dẫn doanh nghiệp soạn một bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh. I. Địa điểm kinh doanh là gì? Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể. Ở đó doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh một nhóm ngành nghề đã đăng ký dựa trên các nghành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh phải dùng phương thức hoạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ. Thành lập địa điểm kinh doanh của công ty Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. II. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. 1. Chuẩn bị hồ sơ. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm: Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của công ty (phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT). Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ, bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân người được ủy quyền. Trường hợp không phải người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp hồ sơ. Lưu ý: Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh Nghiệp 2020. Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. 2. Nộp hồ sơ. Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh. Hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến phòng ĐKKD nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kết quả: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng ĐKKD thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. III. Những lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh. Thực hiện kê khai và đóng lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh/thành phố với doanh nghiệp thì kê khai và đóng lệ phí môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố với doanh nghiệp căn cứ công văn số 3200/TCT-KK ngày 12/08/2019. Công văn hướng dẫn quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác tỉnh với đơn vị chủ quản.Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục thuế sau: Thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh. Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh. kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hy vọng bài viết sễ giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh nhanh chóng. FADI cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: thành lập công ty, kế toán trọn gói, thay đổi giấy phép kinh doanh, thiết kế logo… Bạn cần hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0867 621 662 để được tư vấn (Miễn phí).