Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài như thế nào? Kể từ ngày 01/07/2015 Bộ Luật Đầu tư 2014 bắt đầu được áp dụng, căn cứ theo Luật Đầu tư 2014 thì quy trình thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài cần thực hiện như sau: Bước 1: Đăng ký chủ trường đầu tư với Cơ quan uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam cần thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp khác nhà đầu tư cần đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các trường hợp sau đây, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin Cấp chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh); Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như ở trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên. Chuẩn bị hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa chỉ, thời hạn, tiến độ đầu tư… Bản sao một trong những tài liệu sau: Báo cáo tài chính từ 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ và tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết trình về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất ( đối với dự án cần thuê mượn đất); Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: Tên công nghệ, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; Thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án; Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư Thời gian: Từ 10 – 20 tuỳ vào trường hợp dự án đầu tư và quyết định. Bước 3: Thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ đối với công ty TNHH gồm có: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Thông qua điều lệ công ty. Danh sách thành viên. Bản sao các giấy tờ: CMND, thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư tại Việt Nam; Hồ sơ đối với công ty Cổ Phần gồm có: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều lệ công ty. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có) Bản sao giấy tờ giống với thành lập Công Ty TNHH Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời gian: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia Doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông tin sau: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần Bước 5: Đăng ký và khắc dấu doanh nghiệp Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài và nhận đăng ký doanh nghiệp. Cần tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép. Bước 6: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Việc cuối cùng để hoàn thành thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài là đăng tải con dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, đợi sở KH -ĐT cấp giấy xác nhận đăng tải mẫu dấu. Xem hướng dẫn chi tiết hơn tại => Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài