Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1. Các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.”. Như vậy, khi cán bộ, công chức, việc chức bị xử lý kỷ luật, tuy nhiên không đồng ý với việc mình bị kỷ luật thì có quyền khiếu nại không? Thời hạn, thủ tục khiếu nại như thế nào?. Hãy xem chi tiết nội dung phía dưới. Theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. 1.1. Áp dụng đối với cán bộ a) Khiển trách. b) Cảnh cáo. c) Cách chức. d) Bãi nhiệm. 1.2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý a) Khiển trách. b) Cảnh cáo. c) Hạ bậc lương. d) Buộc thôi việc. 1.3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý a) Khiển trách. b) Cảnh cáo. c) Giáng chức. d) Cách chức. đ) Buộc thôi việc. 2. Thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Quy định tại Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định về khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật. “Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.” Theo đó, thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức sẽ thực hiện theo Luật khiếu nại. 3. Thời hiệu khiếu nại (Điều 48 Luật khiếu nại 2011) - Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. - Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. - Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Như vậy, thời hạn khiếu nại quyết định kỷ luật lần đầu là 15 ngày, khiếu nại lần hai là 10 ngày (trường hợp khiếu nại lần hai đối quyết định buộc thôi việc thì 30 ngày). Trường hợp người khiếu nại gặp trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan thì sẽ không tính vào thời hiệu khiếu nại. 4. Hình thức khiếu nại (Điều 49 Luật khiếu nại 2011) Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại phải bằng đơn. Nội dung của Đơn khiếu nại phải gồm có: + Ngày, tháng, năm; + Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; + Nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; + Có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. 5. Thời hạn giải quyết khiếu nại (Điều 50 Luật khiếu nại 2011) Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. - Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Như vậy, khi người khiếu nại gửi đơn thì người có thẩm quyển phải thụ lý đơn khiếu nại trong thời hạn 10 ngày. Sau đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày hoặc không quá 40 ngày (nếu vụ việc phức tạp). 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều 51 Luật khiếu nại 2011) - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. (VD: Trường hợp cán bộ, công chức cấp Huyện bị kỷ luật nhưng có khiếu nại thì khiếu nại lần đầu sẽ thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan cấp Huyện giải quyết khiếu nại). - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp. (VD: Theo ví dụ trên, khi cán bộ, công chức đã được cơ quan cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu rồi nhưng không đồng ý và tiếp tục khiếu nại. Trường hợp nại thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về người đứng đầu cơ quan cấp Tỉnh thực hiện giải quyết khiếu nại lần hai). - Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. (VD: Trường hợp này đã được Chủ tịch giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc có khiếu nại lần hai nhưng chưa được giải quyết thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện giải quyết khiếu nại lần hai). 7. Tổ chức đối thoại (Điều 53 Luật khiếu nại 2011) - Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. - Thành phần tham gia đối thoại bao gồm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ trì, người khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan. - Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. - Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại. - Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. Như vậy, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Đối thoại cũng giúp cho người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại có thể trình bày ý khiếu, trao đổi để đưa ra những căn cứ có hành vi vi phạm hay không. => Theo đó, khi thực hiện các thủ tục nêu trên xong, nếu người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại không thể thống nhất ý kiến thì Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Lưu ý: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau: + Ngày, tháng, năm ra quyết định; + Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; + Nội dung khiếu nại; + Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; + Kết quả đối thoại; + Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; + Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; + Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại; + Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); + Quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trên đây là những thông tin về thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với kỉ luật cán bộ, công chức.