Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi luatcongtam, 26/8/19.

  1. luatcongtam

    luatcongtam Thành viên mới

    Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư như thế nào? hồ sơ cần những gì? sau đây là hướng dẫn điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư chi tiết của Luật Công Tâm
    Căn cư pháp luật:
    * Luật đầu tư năm 2014
    – Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư
    – Công văn số 5122/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và đầu tư về triển khai thi hành Luật đầu tư.
    Tại sao phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư?
    Khi có những điều chỉnh liên quan đến dự án đầu tư như thay đổi về vốn, quy mô, thời hạn…Thì nhà đầu tư bắt bược phải tiến hành thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư với cơ quan đăng kí đầu tư.
    Các trường hợp phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
    • Thay đổi mã số dự án đầu tư
    • Thay đổi tên của dự án đầu tư
    • Thay đổi thông tin của nhà đầu tư
    • Thay đổi mục tiêu, quy mô dự án
    • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư
    • Thay đổi diện tích đất sử dụng cho dự án
    • Thay đổi vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động)
    • Thay đổi tiến độ góp vốn và huy động vốn
    • Thay đổi thời hạn hoạt động của dự án
    • Thay đổi tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động
    • Thay đổi ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ áp dụng
    • Thay đổi các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh
    • Và một số thay đổi khác
    Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư chi tiết
    Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư gồm 3 bước:
    1. Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư.
    2. Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
    3. Điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép đăng ký kinh doanh (Những doanh nghiệp bổ sung thêm nghành nghề thực hiện quyền phân phối hàng hóa mới cần)
    Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư.

    Bước đầu tiên trong thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là nhà đầu tư phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng kí đầu tư. Sau khi nộp và tiếp nhận hồ sơ nhà đầu tư sẽ được cấp một tài khoản truy cập hệ thống tạm thời để theo dõi tình xử lí hồ sơ. Thời gian xử lí hồ sơ thường từ 10 – 15 ngày.

    Tuy không bắt buộc nhưng trước khi nộp hồ sơ nhà đầu tư được khuyến khích kê khai thông tin về dự án đầu tư trực tuyến lên cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (Có thể nộp sơ tại dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn). Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kê khai trực tuyến, nhà đầu tư phải nộp 03 bộ hồ sơ (01 bản gôc và 02 bản phô tô) điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư tới Cơ quan đăng ký đầu tư.

    Tùy theo loại dự án đàu tư mà hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư có sự khác nhau:
    1 Đối với sự án đầu tư không phải xin cấp quyết đinh chủ trương đầu tư

    • Văn bản đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
    • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư (Tính đến thời điểm đăng ký điều chỉnh)
    • Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
    • Bản sao của giấy chứng nhận đầu tư;
    • Bản sao thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao của giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ khác tương đương để xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
    • Bản sao thẻ tạm trú, hộ chiếu hoặc giấy xác nhận tạm trú đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các thông tin sau: Nhà đầu tư thực hiện, Mục tiêu của dự án, quy mô đầu tư, phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, đề xuất ưu đãi đầu tư, hiệu quả KT-XH của dự án
    • Văn bản chứng minh tài chính: Bản sao một trong các tài liệu ( Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư)
    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất của dự án: Nếu dự án không đè nghị nhà nước giáo đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng thì chỉ cần nộp bản thỏa thuận thuê đất địa điểm hoặc các giấy tờ khác có thể xác nhận được nhà đầu tư có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
    • Giải trình về việc sử dụng công nghệ cho dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư. Bao gồm các thông tin: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
    2 Đối với dự án đầu tư phải cấp quyết định chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh
    • Văn bản đăng kí thực hiện dự án đầu tư;
    • Bản sao thẻ căn cước công dan, chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao của giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ khác tương đương xác nhận được tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các thông tin sau: Nhà đầu tư thực hiện, Mục tiêu của dự án, quy mô đầu tư, phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, đề xuất ưu đãi đầu tư, hiệu quả KT-XH của dự án
    • Văn bản chứng minh tài chính: Bản sao một trong các tài liệu ( Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư)
    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất của dự án: Nếu dự án không đè nghị nhà nước giáo đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng thì chỉ cần nộp bản thỏa thuận thuê đất địa điểm hoặc các giấy tờ khác có thể xác nhận được nhà đầu tư có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
    • Giải trình về sử dụng công nghệ với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
    3 Đối với dự án đầu tư phải cấp quyết định chủ trương của Chính phủ

    • Các giấy tờ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư (nếu có)
    • Đánh giá sơ bộ các tác động tới môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường
    • Đánh giá tác động, hiệu quả KT-XH của dự án đầu tư.
    4 Đối với dự án đầu tư phải cấp quyết định chủ trương của Quốc hội

    • Các giấy tờ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư (nếu có)
    • Đánh giá sơ bộ các tác động tới môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường
    • Đánh giá tác động, hiệu quả KT-XH của dự án
    • Đề xuất chính sách đặc thù, cơ chế nếu có
    Thay đổi nội dung liên quan trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

    Nhà đầu tư chỉ phải làm thủ tục thay đồi giấy đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư làm thay đổi thông tin liên quan đến giấy đăng ký doanh nghiệp (Theo luật doanh nghiệp 2014).

    Quy trình giải quyết hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan đăng kí đầu tư
    • Khi nộp hồ sơ cơ quan đăng ký đầu tư sẽ in giấy biên nhận hồ sơ từ hệ thống giao cho nhà đầu tư.
    • Sau 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lê cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thông báo nội dung không hợp lên bằng văn bản cho nhà đầu từ để nhà đầu tư sửa đổi hoặc bổ sung.
    • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Trường hợp cơ quan đăng lý đầu tư từ chối điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
    Một số lưu ý:
    • Trong trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước, sau đó mới điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Với doanh nghiệp chưa làm thủ tục tách giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp phải tách giấy chứng nhận đầu tưthành giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cấp lại con dấu mới và công bố mẫu con dấu theo quy định
    • Với các ngành nghề kinh doanh mới điều chỉnh là ngành nghề kinh doanh được đề nghị doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện trong quá trình hoạt động.
    Các cơ quan đăng ký đầu tư
    Các cơ có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
    1. Sở kế hoạch và đầu tư
    2. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
    3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
    4. Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp trên.
    Bạn cũng có thể xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. vxdmaihoang331

    vxdmaihoang331 Thành viên

    Thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ, PCCN) tại các khu công nghiệp của các tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, đảm bảo tài sản, sự phát triển, ổn định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động, cháy nổ tại các công ty, doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, ngày 24/06/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 01/07/2016. Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, VIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG khai giảng các lớp an toàn lao động theo quyết định số 44/2016/NĐ-CP như sau:
    - Căn cứ theo Luật an toàn lao động ngày 25/06/2016
    - Căn cứ theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
    - Căn cứ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016
    - Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
    1. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động
    - Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
    - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
    - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
    - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
    - Nhóm 5: Người làm công tác y tế
    - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
    2. Nội dung khóa học huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động: dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
    Thời gian huấn luyện an toàn lao động theo quy định cho nhóm 1 và 4 tối thiểu 16 giờ; nhóm 2 tối thiểu 48 giờ. Với nhóm 3, thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ. Đặc biệt, nghị định số 44 có quy định thời gian huấn luyện tối thiểu với nhóm 5 và 6 lần lượt là 56 giờ và 4 giờ.
    Huấn luyện nhóm 1
    a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
    b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
    - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
    - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
    - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
    Huấn luyện nhóm 2
    a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
    b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:
    - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
    - Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
    - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
    - Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm;
    - Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
    - Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra;
    - Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;
    - Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
    - Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
    - Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động
    - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
    - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại;
    - Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
    Huấn luyện nhóm 3
    a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
    b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
    - Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
    - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
    - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
    - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
    - Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
    c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
    - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
    - Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
    - Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
    Huấn luyện nhóm 4
    a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
    - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
    - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
    - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
    - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
    b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
    Huấn luyện nhóm 5:
    a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
    b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
    - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
    - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
    - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
    c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
    - Yếu tố có hại tại nơi làm việc;
    - Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại;
    - Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
    - Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống;
    - Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp;
    - Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu;
    - Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc;
    - An toàn thực phẩm;
    - Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm;
    - Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động;
    - Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
    - Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động;
    - Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc;
    - Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
    - Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
    Huấn luyện nhóm 6:
    Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
    Chứng chỉ, chứng nhận:
    Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp:
    - Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm);
    - Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm);
    - Ngoài ra, nhóm 5 sẽ được cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm);
    - Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện.
    Lịch khai giảng:
    - Công ty tổ chức liên tục khai giảng các lớp an toàn lao động vào ngày 15 hàng tháng.
    - Quý cơ quan/doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức riêng cho đơn vị xin liên hệ theo số điện thoại: 0904.889.859 - 0908.060.060
    Hồ sơ đăng ký học an toàn lao động:
    Bản sao Chứng minh thư nhân dân không cần công chứng;
    Ảnh màu 3×4: 02 chiếc.
    Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng

    Adress: Tòa HH2A - KĐT Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

    Hotline: 0904 889 859 ( Ms.Linh )

    Hotline: 0908 060 060 ( Mr.Phong )

    Tel: 046.686.8910 - Fax: 043.257.9999

    Website: https://vienxaydung. edu.vn



    Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com
     
  3. namkyland

    namkyland Thành viên mới

    cảm ơn bạn chia sẽ