Thỏa thuận Trọng tài để giải quyết tranh chấp nhưng không chỉ rõ tổ chức Trọng tài cụ thể thì khi ph

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Nguyễn Phương Law, 12/11/23.

  1. Nguyễn Phương Law

    Nguyễn Phương Law Thành viên mới

    Hai bên ký hợp đồng có thỏa thuận trọng tài nhưng các bên không chỉ rõ tổ chức trọng tài cụ thể nào được chọn để giải quyết tranh chấp thì khi xảy ra tranh chấp đối với trường hợp này phải xử lý như thế nào? Thỏa thuận trọng tài không cụ thể này có bị vô hiệu không?






    [​IMG]

    Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại?

    Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

    "1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."

    Như vậy, để đáp ứng được điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì các bên tranh chấp phải có thoả thuận trọng tài. Thời điểm thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài có thể xảy ra trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    Thỏa thuận trọng tài không chỉ rõ tổ chức trọng tài cụ thể được chọn để giải quyết tranh chấp thì xử lý như thế nào?

    [​IMG]

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 về xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:

    "1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.

    2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.

    3. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

    4. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

    5. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn."

    Như vậy, trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không xác định được tổ chức trọng tài cụ thể thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.

    Lưu ý: Việc thỏa thuận lại trên thực tế thực hiện rất khó khăn, vì bên có nguy cơ bị khởi kiện sẽ không chịu hợp tác để ngồi lại với bên khởi kiện để thỏa thuận lại về việc chọn tổ chức trọng tài. Trong trường hợp này bên có yêu cầu khởi kiện cần phải thông báo bằng văn bản, email hay là gọi điện với phía bên kia để làm chứng cứ khi khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài.

    Thỏa thuận trọng tài không xác định tổ chức trọng tài cụ thể có bị vô hiệu không?

    [​IMG]


    Tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

    "Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu

    1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

    2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

    4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.

    5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

    6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật."

    Theo các trường hợp được liệt kê như trên, việc thoả thuận trọng tài vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Trường hợp thỏa thuận trọng tài không chỉ rõ tổ chức trọng tài cụ thể thì không bị vô hiệu.

    Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin như sau:
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng