Thành lập văn phòng đại diện tiết kiệm chi phí với văn phòng ảo Thuê văn phòng ảo để thành lập văn phòng đại diện là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hiện nay. Với tốc độ phát triển không ngừng của thị trường kinh tế trong và ngoài nước, mở văn phòng đại diện là bước tiến giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường. Bên cạnh đó, mở văn phòng đại diện còn là bước đi quan trọng trong kế hoạch phát triển quy mô và chiếm lĩnh thị trường 1. Tìm hiểu về hình thức văn phòng đại diện 1.1 Văn phòng đại diện là gì? Căn cứ theo Khoản 2, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Văn phòng đại diện (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”. Theo đó, VPĐD chỉ có thẩm quyền thực hiện các hoạt động giao dịch, tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp dưới chức năng đại diện theo ủy quyền. Đây là nơi quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng, trưng bày sản phẩm.. VPĐD KHÔNG có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sinh lời, doanh thu. Thành lập văn phòng đại diện tiết kiệm chi phí không khó >>> Cập nhật ngay chia sẻ Đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi địa chỉ kinh doanh Văn phòng đại diện giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường 1.2 Cách đặt tên cho VPĐD Giống như cách đặt tên cho doanh nghiệp, tên văn phòng đại diện được sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt và các ký tự F,J,Z,W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện phải bao gồm : Tên doanh nghiệp và cụm từ “văn phòng đại diện” Bảng tên văn phòng đại diện phải được đặt tại trụ sở, tòa nhà nơi đặt văn phòng đại diện 1.3 Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân Theo quy định, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chỉ có chức năng thực hiện các hoạt động giao dịch không sinh lời, không phát sinh doanh thu. Vì thế, văn phòng đại diện không có tài sản độc lập và không có tư cách pháp nhân. Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân 1.4 Các chức năng chính của VPĐD Văn phòng đại diện có vai trò trong việc thực hiện các hoạt động theo sự ủy quyền của doanh nghiệp. Và đảm bảo rằng, các hoạt động này nhằm mang tính quảng bá hình hình ảnh thương hiệu và các hoạt động không phát sinh doanh thu. Có 7 chức năng cơ bản của văn phòng đại diện đó là: Kiểm soát, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của đại lý, đối tác tại khu vực. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại địa phương. Báo cáo tài chính, tình hình hoạt động cho tổng công ty Nhận định điểm mạnh và mặt hạn chế, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể Thực hiện hạch toán độc lập Phối hợp với trụ sở chính và các văn phòng đại diện, chi nhánh hoàn thành chính sách, kế hoạch đề ra. Thực hiện điều động nhân sự và đảm bảo hoàn thành quyền, lợi ích của người lao động Ngoài những chức năng chính trên, văn phòng đại diện còn phải chủ động thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng thị trường và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.